Do ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid – 19 cho nên thị trường kim loại quý của thế giới trồi sụt bất định. Mới đây, giá vàng trong nước và thế giới cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể. Việc này chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân. Trong đó một phần nguyên nhân từ dịch bệnh. Và một phần vì các nhà đầu tư đổ tiền vào đồng USD làm cho giá vàng ngày càng giảm mạnh. Theo dự đoán của các chuyên gia vào thời gian tới, giá vàng của thế giới sẽ trồi sụt bất định. Nếu dịch bệnh vẫn diễn biến ngày một phức tạp thì sự trồi trụt này vẫn chưa dừng lại.
Trong khi giá vàng trong nước chỉ trượt nhẹ; thì giá kim loại quý trên thị trường thế giới lại đang sụt giảm mạnh. Điều này đã khiến cho khoảng cách giá giữa hai thị trường ngày càng trở nên mở rộng. Dưới đây là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp được về khoảng cách giá giữa vàng SJC và thế giới.
Khảo sát về giá vàng trong nước ngày 08/09
Khảo sát vào đầu giờ sáng nay (8/9), giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang ở ngưỡng 56,5 – 57,2 triệu đồng/lượng. Như vậy đã giảm tới 250 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với sáng qua. Chênh lệch giá mua vào – bán ra vẫn đang ở ngưỡng 700 nghìn đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng Doji bán lẻ tại Hà Nội tăng 200 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. Hiện đang được niêm yết ở mức 56,6– 57,8 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua vào bán ra được mở rộng lên 1,2 triệu đồng/lượng. Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay trên Kitco đang ở mức 1.798,8 USD/ounce. Giảm tới 28,8 USD, tương đương 1,58% so với chốt phiên trước.
Các thương hiệu nhỏ vẫn duy trì mức giá cũ: Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ 50,70-51,80 triệu đồng/lượng; Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu 51,51-52,21 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…
Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 49,56 triệu đồng/lượng. Mức giá này thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 6,9 triệu đồng/lượng. Đã mở rộng so với khoảng cách 6,5 triệu đồng/lượng trong sáng qua. Tính tới 8h30 sáng 8/9 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.797 USD/ounce.
Vàng thế giới đã giảm giá mạnh 16 USD/ounce, xuống còn 1.796 USD/ounce, như vậy kim loại quý đã giảm tổng cộng gần 35 USD/ounce trong 24 giờ qua. Vàng đã mất đà tăng của tuần trước khi giá giảm xuống dưới 1.800 USD/ounce do đồng đô la Mỹ mạnh hơn và lợi suất kho bạc Mỹ cao hơn gây áp lực lên kim loại quý.
Giá vàng suy yếu và giảm sâu
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (7/9); giá vàng giao hợp đồng tương lai tháng 12/2021 giảm 35,20USD/ounce. Tương đương 1,9% xuống 1.798,5USD/ounce. Đây là mức giảm sâu nhất tính theo tỷ lệ phần trăm và đồng USD tính từ ngày 9/8/2021. Giá vàng hiện ở mức thấp nhất tính từ ngày 26/8/2021, theo tính toán của FactSet.
Việc giá vàng giảm có nguyên nhân trực tiếp từ việc đồng USD mạnh lên; lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng. Đó là số liệu mà giám đốc điều hành quỹ Altavest – ông Michael Armbruster phân tích. Còn theo chuyên gia phân tích tại quỹ Zaner, sự suy yếu của giá vàng có thể là sự điều chỉnh bình thường của nhà đầu tư; với khả năng Fed giữ nguyên quan điểm điều chỉnh chính sách tiền tệ sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm. Báo cáo đã gây thất vọng nặng nề.
Chuyên gia kinh tế cao cấp tại CIBC, bà Katherine Judge; nhận xét số liệu về chỉ số ISM và thị trường lao động cho thấy: Tăng trưởng kinh tế tại Mỹ chững lại khi biến chủng delta gây ảnh hưởng mạnh đến toàn nước Mỹ. Tuy nhiên bà nói thêm rằng. Quá trình tăng trưởng chững lại hiện tại có thể sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
“Kết hợp với số liệu việc làm đáng thất vọng của tháng 8; báo cáo mới nhất cho thấy tốc độ tăng trưởng quý 2 chững lại hơn. Nằm ngoài với tính toán trước đó. Tuy nhiên những gì đang diễn ra sẽ chỉ trong ngắn hạn. Đến quý tới tăng trưởng sẽ lên cao khi tình hình lây nhiễm COVID-19 đỡ tồi tệ hơn”, bà Judge nhận định.