Đối với lĩnh vực kinh doanh và đầu tư, thị trường luôn chào đón mọi loại mặt hàng. Miễn là sản phẩm ấy được phép kinh doanh thì chúng đều có thể kiếm ra tiền được từ nó. Đặc biệt là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại đã là tương đối chật vật. Vậy nhưng có một vài ngành nghề bất chấp tình hình không ổn định, vẫn đạt được doanh thu khả quan. Đó là một mặt hàng tương đối đặc biệt, thuộc về lĩnh vực tâm linh, doanh nghiệp vàng mã trên sàn chứng khoán.
Những ngành kinh doanh độc lạ thu hút nhiều sự chú ý của giới đầu tư
Chốt phiên giao dịch, cổ phiếu CAP đóng cửa với mức giá 73.400 đồng, chính thức lập đỉnh lịch sử mới. Thị giá CAP đã âm thầm xô đổ hàng loạt cột mốc mới. Tăng gấp hơn 2 lần về giá trị so với thời điểm đầu năm.
Bên cạnh những cổ phiếu nổi bật, đứng đầu các ngành kinh doanh chính của nền kinh tế, những mã cổ phiếu của các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh độc, lạ trên sàn chứng khoán cũng luôn thu hút được sự chú ý nhất định của giới đầu tư.
Nhắc đến CTCP Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái (HNX: CAP), ít ai có thể nghĩ đây lại là doanh nghiệp độc nhất trên sàn chứng khoán đang kinh doanh trong mảng bán giấy đế và vàng mã. CAP được biết đến là doanh nghiệp làm vàng mã lớn nhất tỉnh Yên Bái. Và hiện nay trực tiếp sản xuất mặt hàng để xuất khẩu ra thị trường Đài Loan và Trung Quốc.
Ngoài vàng mã, CAP còn có các mặt hàng về giấy như giấy đế, giấy lê, ván. Ngoài ra còn có tinh bột sắn và tinh dầu quế; trong đó tinh bột sắn vẫn là mặt hàng mang về phần lớn doanh thu cho Công ty.
Doanh nghiệp vàng mã thu lãi lớn trên sàn chứng khoán
Chỉ tính riêng quý 3 (1/4 – 30/6), doanh thu thuần CAP đạt gần 73,5 tỷ đồng. Trừ các loại chi phí phát sinh, Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái báo lãi sau thuế 8 tỷ đồng. Giảm 12% so với cùng kỳ năm trước đó. Lũy kế 9 tháng đầu năm tài chính (1/10/2020 – 30/6/2021), bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh thu Công ty đạt 340 tỷ đồng. Tăng 17% so với cùng kỳ. Nhờ chi phí, đặc biệt là chi phí vốn giảm đã giúp LNST của CAP tăng 70% lên gần 38 tỷ đồng. EPS đạt 7.238 đồng.
So với kế hoạch cả năm là 450 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế ít nhất 37 tỷ đồng. Công ty đã hoàn thành chỉ tiêu cả năm chỉ sau 9 tháng đầu hoạt động. Tính bình quân mỗi tháng, doanh nghiệp này thu gần 37 tỷ đồng. Và đặc biệt là ghi nhận hơn 4 tỷ đồng tiền lãi.
Doanh thu theo sản phẩm tăng mạnh
Về cơ cấu doanh thu theo sản phẩm, tinh bột sắn vẫn là mặt hàng mang về phần lớn doanh thu với 187 tỷ đồng. Chiếm khoảng 55% tổng doanh thu. Tiếp đó là giấy đế đạt 97 tỷ đồng doanh thu. Vàng mã – mảng được nhắc đến nhiều – ghi nhận doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 51 tỷ đồng. Con số đã đóng góp 15% vào doanh thu.
Trong các quý 4 và quý 1 đầu năm tiếp theo, kết quả kinh doanh của công ty có thể sẽ tăng trưởng tốt hơn nữa. Đó là nhờ các sự kiện liên quan tới tâm linh như tháng 7 âm lịch và tết âm lịch cổ truyền. Tại thời điểm cuối tháng 6/2021, tổng tài sản của CAP trị giá hơn 192 tỷ đồng. Tăng 65% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho tăng mạnh, gấp gần 11 lần đầu kỳ. Con số lên gần 122 tỷ đồng, chiếm đến 63% tổng tài sản.
Cổ tức luôn tăng mạnh và đều
Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái còn được chú ý tới khi duy trì chính sách chi trả cổ tức cao cho cổ đông. Cụ thể như năm 2015, doanh nghiệp đã thực hiện chi cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 45%. Đồng thời thưởng bằng cổ phiếu với tỷ lệ 40%. Những năm gần đây, tỷ lệ cổ tức của CAP đều dao động từ 30% – 45% và đều bằng tiền mặt.
Tháng 4/2021 vừa qua, CAP đã tiến hành trả cổ tức bằng tiền mặt năm niên độ tài chính 2019-2020. Tỷ lệ 40% (01 cổ phiếu được nhận 4.000 đồng).
Cổ phiếu của CAP cũng tăng cao so với đầu năm
Về những tin tức chứng khoán mới nhất, cổ phiếu CAP đóng cửa với mức giá 73.400 đồng. Chính thức lập đỉnh lịch sử mới. Thị giá CAP đã âm thầm xô đổ hàng loạt cột mốc mới. Tăng gấp hơn 2 lần về giá trị so với thời điểm đầu năm.
Trong bối cảnh thị giá liên tục phá đỉnh, nội bộ CAP liên tục gom thêm cổ phiếu. Gần đây nhất, bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Trưởng ban Kiểm soát CAP đã đăng ký mua vào 2.000 cổ phiếu. Việc mua này được thực hiện thông qua thỏa thuận và khớp lệnh từ 31/8 đến 29/9/2021. Trước bà Hằng, ông Trần Sỹ Lâm – Thành viên BKS cũng đã đăng ký mua 2.000 cổ phiếu CAP. Và ông Nguyễn Văn Trữ – Phó Giám đốc cũng thực hiện đăng ký mua vào 1.000 cổ phiếu.
Ông Lê Xuân Lương đã thực hiện mua vào 1.000 cổ phiếu. Qua đó chính thức trở thành cổ đông lớn CAP với số cổ phần sở hữu là 262.000 đơn vị (5% vốn). Cộng thêm sở hữu của vợ là bà Lê Thị Quý, tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông lớn này là 8,44% vốn điều lệ CAP.
Ngoài ra, nhiều lãnh đạo CAP cũng đã thành công gom thêm cổ phiếu. Ông Phạm Tú Linh – Thành viên BKS; ông Nguyễn Văn Trữ – Phó Giám đốc và em ông Trương Ngọc Biên – Chủ tịch HĐQT đã thành công gom thêm lần lượt 1.000 cp, 1.000 cp và 3.300 cp CAP.
Kinh doanh ở lĩnh vực tâm linh trên sàn chứng khoán
Ngoài Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái, CTCP Mai táng Hải Phòng (UPCoM: CPH) cũng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tâm linh. Và hiện đang giao dịch trên sàn chứng khoán. Theo tìm hiểu, CPH hiện đang quản lý, duy tu, chăm sóc các phần mộ tại 2 nghĩa trang Ninh Hải và nghĩa trang Phi Liệt tại Hải Phòng. Bên cạnh đó, CPH cũng sản xuất, kinh doanh dịch vụ các sản phẩm hàng hóa phục vụ việc tang. Bao gồm như quan tài, tiểu quách, bình quách đựng tro cốt gốm sứ, sành, đồ khâm liệm, đồ tùy táng, đồ thờ cúng…
Những năm qua, hoạt động kinh doanh của CPH khá ổn định với doanh thu. Lợi nhuận tăng trưởng đều đặn. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017 cho biết CPH đạt doanh thu thuần 102 tỷ đồng. Tăng 7% so với năm trước và đây cũng là con số cao nhất đạt được từ trước tới nay. Trung bình mỗi ngày, CPH đạt doanh thu gần 300 triệu đồng.
Tuy nhiên, trái với sự thăng hoa của cổ phiếu CAP, cổ phiếu CPH lại hầu như “đóng băng” về thành khoản. Thị giá theo đó cũng dậm chân tại mức 1.900 đồng/cổ phiếu. Kết quả kinh doanh của Công ty duy trì ổn định qua các năm với doanh thu đều đặn trăm tỷ hàng năm. Chia cổ tức 16% trong nhiều năm nay, và hệ số PE chỉ chưa đến 2 lần.