Cổ phiếu SHB – Xu hướng tăng trưởng trở lại được củng cố

Là một trong những ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn so với mức trung bình ngành, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cho thấy hiệu quả sinh lời không hề tương xứng. Trong những tháng vừa qua, các nhà đầu tư và SHB luôn chứng kiến cảnh cổ phiếu của ngân hàng này lên xuống không ổn định, đặc biệt có những pha giảm sâu khiến nhiều nhà đầu tư lao đao. Tuy nhiên, với những tiềm năng được dự báo, SHB được cho là vẫn hướng tới mục tiêu vùng 34.000 – 35.000. Hãy cùng chúng tôi phân tích kĩ hơn về cổ phiếu này để có cái nhìn tổng quát nhé.

Tỷ lệ thanh khoản đứng đầu sàn HNX

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu ngân hàng là nhóm có quy mô niêm yết và thanh khoản hàng đầu. Tại sàn HNX, SHB được xem là “vua thanh khoản”.

Phiên giao dịch ngày 8/7, cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội có lượng kê dư bán liên tục gia tăng cực lớn.

Những phiên trước đó, giao dịch tại cổ phiếu này khá ổn định ở lượng dư bán trong khoảng 15-20 triệu đơn vị. Tuy nhiên, trong phiên 8/7, quy mô này liên tục vượt mốc 30-50-60 triệu đơn vị. Đặc biệt đến đợt khớp lệnh ATC vọt lên tới trên 76 triệu đơn vị dư bán. Quy mô này cũng hiếm thấy trong nhiều năm qua trong giao dịch tại SHB.

ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản lớn nhất trên sàn giao dịch HNX
SHB là ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản lớn nhất trên sàn giao dịch HNX

Lịch sử giao dịch SHB nhiều năm qua cho đến nay cho thấy đây là “vua thanh khoản” trên HNX. Thậm chí nhiều thời điểm có quy mô giao dịch lớn nhất trên toàn thị trường. Trong quãng giá vùng 17.000-19.000 đồng/CP trước đây, cổ phiếu SHB cũng từng tạo những phiên đột biến về khối lượng, đạt quanh 80 triệu đơn vị/phiên.

Việc dư bán hay dư mua với khối lượng cực lớn trong mỗi phiên giao dịch được xem là “hiện tượng”  đối với một cổ phiếu đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm

Tỷ lệ NOII/TOI duy trì ở mức thấp

Tổng thu nhập hoạt động (TOI – Total Operating Income) của SHB được đóng góp phần lớn bởi thu nhập lãi thuần (NII – Net Interest Income). Trong khi đó, thu nhập ngoài lãi (NOII – Non-Interest Income) vẫn còn khá khiêm tốn. Tỷ lệ NOII/TOI của SHB năm 2020 duy trì ở mức 18.63%, tăng so với mức 16.6% năm 2019. Tuy nhiên đây vẫn là mức khá thấp so với trung bình ngành.

Tỷ lệ nợ xấu còn tăng

Trong quý 2/2021, dù hai nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) của SHB có sự suy giảm song phần lớn trong số này đã dịch chuyển sang nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5), cùng với các khoản tái cơ cấu nợ đã khiến cho nợ nhóm 5 của ngân hàng này tăng mạnh so với quý trước đó.

Tuy nhiên, SHB cũng đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro trong 6 tháng đầu năm nay. Khoản chi phí trích lập dự phòng tăng hơn 240% so với cùng kỳ năm 2020.

Tỷ lệ nợ xấu của SHB tại quý 2/2021 đạt 2.02%, tăng so với mức 1.89% tại quý 1/2021. Dịch Covid-19 bùng phát mạnh và đang gây khó khăn cho nền kinh tế. Nếu dịch bệnh tiếp tục phức tạp và kéo dài sẽ tác động tiêu cực lên tình hình nợ xấu của SHB nói riêng và ngành ngân hàng nói chung trong 6 tháng cuối năm.

Kết quả kinh doanh khả quan sau 6 tháng đầu năm

Trong quý 2/2021, hầu hết nguồn thu của SHB đều tăng mạnh so cùng kỳ. Thu nhập lãi thuần tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ, đạt 4,461 tỷ đồng. Các khoản thu nhập ngoài lãi cũng được đẩy mạnh như lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 40% (132 tỷ đồng), lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư gấp 10 lần (242 tỷ đồng), lãi từ hoạt động khác gấp 17 lần (hơn 86 tỷ đồng)…

Kết quả kinh doanh sau 6 tháng đầu năm
Kết quả kinh doanh của SHB sau 6 tháng đầu năm tốt hơn so với cùng kì năm ngoái

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 3,095 tỷ đồng tăng 86% so với cùng kỳ năm 2020. So với kế hoạch 5,800 tỷ đồng lãi trước thuế được đặt ra cho cả năm 2021, SHB đã thực hiện được hơn 53% sau nửa đầu năm.

Kết quả kinh doanh của SHB được đánh giá sẽ tiếp tục khả quan sau khi ngân hàng này xử lý dứt điểm nợ bán VAMC và nợ Vinashin trong năm 2021.

Tỷ lệ đòn bẩy không tương xứng với hiệu quả sinh lời

Tỷ lệ đòn bẩy Equity Multiplier của SHB vẫn còn khá cao so với mức trung bình ngành ngân hàng. Song tỷ lệ này đang có xu hướng đi xuống trong thời gian gần đây. Tính đến quý 2/2021, tỷ lệ đòn bẩy của SHB đạt 16.99 lần. Con số này giảm so với mức hơn 19 lần của quý 4/2019.

Tuy nhiên, nếu so sánh chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) của SHB (15.5%) với một số ngân hàng cùng quy mô như HDB (20.9%), OCB (23.8%) hay VIB (32.6%) thì có thể thấy việc sử dụng nhiều đòn bẩy của SHB vẫn chưa đem lại hiệu quả tương xứng.

Hướng tới mục tiêu cải thiện CASA

Tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi khách hàng) của SHB đang có xu hướng tăng trở lại. Song nó vẫn còn thấp so với trung bình ngành. Tính đến quý 2/2021, tỷ lệ CASA của SHB chỉ đạt 8.83%. Trong khi đó tỷ lệ CASA trung bình ngành ngân hàng Việt Nam đạt 14.71%.

Do đó, cải thiện tỷ lệ CASA là một trong những việc cần thiết và quan trọng trong xu hướng phát triển ngân hàng hiện đại. SHB hiện đã và đang hiện chuyển đổi toàn diện. Tiếp tục đẩy mạnh số hóa ngân hàng, gia tăng trải nghiệm sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Qua đó gia tăng tỷ lệ CASA và cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của ngân hàng.

Triển vọng đầu tư

Giá cổ phiếu đã vượt qua được đường SMA 50 ngày trong đợt tăng trưởng gần đây. Như vậy, giá SHB đã nằm trên tất cả các đường MA trung hạn và dài hạn (SMA 50 ngày, SMA 100 ngày…). Vì vậy nên xu hướng tăng được củng cố.

Mức giá kì vọng của cổ phiếu SHB
Mức giá kì vọng của cổ phiếu SHB được dự đoán là khoảng 34.000 – 35.000

Khối lượng giao dịch phục hồi và vượt mức trung bình 20 phiên gần nhất. Điều này chứng tỏ dòng tiền đang quay trở lại.

Chỉ báo MACD tiếp tục duy trì sự tích cực sau khi đã vượt lên trên mức 0. Qua đó cho thấy tình hình vẫn khá tích cực.

Mục tiêu giá (target price) trong thời gian tới là vùng 34,000-35,000.