Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư bao trùm khiến thị trường biến động trồi sụt trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/8. Do vậy mà đã có thời điểm VN-Index hồi phục khá tốt gần 10 điểm, thế nhưng ngay lập tức lực bán xuất hiện đã đẩy chỉ số này trượt khỏi giá tham chiếu. Cho dù vậy thì một điểm tích cực trong phiên chứng khoán ngày 25/8 đó là việc khối ngoại quay trở lại mua ròng sau chuỗi 10 phiên bán ròng liên tiếp trên sàn HoSE. Theo nhận định của các công ty, các nhịp giằng tại ngưỡng 1.300 điểm vẫn có thể tiếp tục diễn ra trong ngắn hạn khi tâm lý cẩn trọng của giới đầu tư đang chiếm chủ đạo trên thị trường.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong nước
Thị trường chứng khoán trong nước giảm sang phiên thứ ba liên tiếp. Nhưng đà giảm đã chững lại với lực kéo từ nhóm VN30. Trong đó nổi bật là sự phục hồi của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã bù đắp áp lực chốt lời từ nhóm cổ phiếu chứng khoán. Đóng cửa, VN-Index giảm 0,12 điểm xuống 1.298,74 điểm. Trong khi đó chỉ số VN30 bật tăng 6,26 điểm lên 1.418,26 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 145 mã tăng/228 mã giảm. Ở rổ VN30 có 22 mã tăng, 6 mã giảm và 2 mã giữ tham chiếu.
Thanh khoản thị trường giảm so với hai phiên giảm trước đó. Tuy vậy vẫn ở mức cao với giá khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 21.215 tỷ đồng. Thanh khoản giảm, mức dao động giảm và nhịp phục hồi cuối phiên dù không thành công ở VN-Index. Đây cũng là tín hiệu tích cực nhất lúc này. Khối ngoại có phiên mua ròng nhẹ 30 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Nhận định của các công ty về thị trường chứng khoán ngày 25/8
Nhận định của chứng khoán BIDV (BSC)
Thị trường có một phiên giao dịch khá giằng co quanh mốc 1.300 điểm. Dòng tiền chảy vào thị trường khi có 9/19 nhóm ngành tăng điểm so với phiên trước với mũi nhọn tăng trưởng đến từ nhóm bán lẻ và bảo hiểm. Độ rộng thị trường duy trì trạng thái tiêu cực với thanh khoản thị trường suy giảm so với phiên trước. Trong khi đó, khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE và bán ròng tại HNX. Nhịp giằng co quanh ngưỡng tâm lý 1.300 điểm có thể tiếp tục trong ngắn hạn. Đó là khi tâm lý cẩn trọng đang chủ đạo các hoạt động giao dịch trên thị trường.
Nhận định của CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI)
VN-Index mở cửa phiên giao dịch sáng nay trong sắc xanh khi hưởng ứng với đà tăng của chứng khoán toàn cầu. Tuy nhiên, sự “sợ hãi” sau những phiên giảm mạnh liên tiếp vẫn chưa đi quá khiến cho mỗi nhịp hồi phục. Đây là cơ hội để bên bán “thoát hàng”. Điểm tích cực là chúng tôi nhận thấy hiện tượng force sell tại các công ty chứng khoán đã chưa diễn ra. Chỉ số không gặp áp lực bán quá mạnh và vẫn có thể đóng cửa sát mốc tham chiếu. Mặc dù vậy xu hướng giảm vẫn đang chiếm ưu thế hơn. Do đó nhà đầu tư vẫn ưu tiên quan điểm đứng ngoài quan sát. Bên cạnh đó là hạn chế việc bắt đáy. Nếu test ngưỡng hỗ trợ 1.278-1.186 điểm và có mức hồi thì vẫn là căn bán, hạ tỷ trọng.
Nhận định của chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
VN-Index có thể biến động trong vùng giá 1.285 – 1.300 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho thấy chỉ số có thể sẽ không xuất hiện các nhịp giảm mạnh, nhưng rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng cho thấy chiến lược chủ đạo vẫn là giảm dần tỷ trọng cổ phiếu. Điểm tích cực là khối lượng giao dịch giảm mạnh cho thấy. Áp lực bán đã suy yếu khi nhiều cổ phiếu đã rơi vào trạng thái quá bán ngắn hạn. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm.
Nhận định của chứng khoán MB (MBS)
Sau ba phiên giảm gần 90 điểm của VN-Index, đà giảm chững lại. Và chỉ số dao động hẹp lại là tín hiệu khả quan cho sự phục hồi. Bên cạnh đó, sự phục hồi của nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt chỉ số VN30. Dù phiên ngày mai lượng hàng kỷ lục về tài khoản cũng có thể coi như tín hiệu sớm. Do vậy, nhịp giảm này là cơ hội để tích lũy cố phiếu cho chiến lược đầu tư từ 3 đến 6 tháng tới khi dòng tiền đứng ngoài đã giải ngân ba phiên liên tiếp.
Nhận định của CTCK Vietcombank (VCBS)
Có thể thấy, áp lực bán gia tăng nhanh chóng trong hai phiên liền trước đã cho thấy dấu hiệu dòng tiền thoái lui khỏi thị trường, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ như hiện tại. Mặc dù vậy, dưới góc nhìn kỹ thuật, một số chỉ báo động lượng đã chững lại xu hướng giảm cũng cho thấy áp lực điều chỉnh giảm là không quá mạnh. Trong bối cảnh như vậy, nhà đầu tư chưa nên giải ngân mới. Mà nên tiếp tục đứng ngoài quan sát thêm các diễn biến mới. Đặc biệt là thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. Cũng như những diễn biến mới trên thị trường tài chính quốc tế.
Nhận định của chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
VN-Index trải qua diễn biến giảm điểm giằng co trong phiên trước khi hồi phục. Qua đó lấy lại một phần điểm số đã mất về cuối phiên. Những phản ứng tích cực tại vùng hỗ trợ quanh 1.290 cùng với sự tiết giảm của bên bán đã giúp chỉ số lấy lại trạng thái cân bằng hơn. Mặc dù rủi ro xuất hiện thêm các nhịp rung lắc vẫn còn hiện hữu, việc hình thành mẫu nến hammer sau hai phiên giảm điểm liên tiếp giúp tăng cơ hội hồi phục cho chỉ số với vùng kháng cự gần đặt tại 1.31x.
Sau khi mở lại một phần vị thế ngắn hạn, nhà đầu tư có thể linh hoạt bán quay vòng một phần tỷ trọng tại các nhịp hồi phục để trung bình giá vốn cho vị thế nắm giữ. Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Nhận định chứng khoán tại đây.