Ngân hàng Thụy Sĩ chao đảo đứng trước “ngã 3 đường” vì cải tổ nhân viên

Ngân hàng Thụy Sĩ được biết đến là chuyên gia quản ly tài sản cho người giàu nhất thế giới. Nơi đây luôn là một nơi bí ẩn và cũng là nơi đang mơ ước của các tầng lớp trong xã hội. Nhưng để có được ngân hàng này quản lý tài sản cho bạn, bạn phải đồng ý trả một mực phí rất cao tương đương với tên gọi nơi đây. Đó cũng là một trong những nguyên nhân không có quá nhiều người giàu có thể ngân hàng này quản lý tài sản cho mình.

Nhưng theo thời gian, thế giời cũng có nhiều thay đổi. Lượng người giàu của thế giới vừa qua tăng đột biến. Có thể nói đây là một lượng khách hàng tiềm năng mà không một ai muốn bỏ qua. Ngân hàng Thụy Sĩ cũng như vậy. Và họ đã tiến hành cải tổ nhân viên và vô tình đem đến cho họ những rắc rối lớn. Cùng theo chân ducatiny.com tìm hiểu thêm bài viết dưới đây nhé!

Quản lý tài sản cho những người giàu nhất thế giới

Trong suốt hơn 2 thế kỷ, ngân hàng Banque Pictet & Cie SA của Thụy Sĩ đã quản lý tài sản cho những người cực kỳ giàu có một cách kín đáo. Việc này được thực hiện bởi một nhóm các thành viên hợp danh (partner) đầy quyền lực và giờ đây, những truyền thống vốn có đang dần thay đổi.

Trong hơn 215 năm hoạt động, chỉ có 43 người – toàn bộ đều là nam giới và là người da trắng. Họ đã trở thành thành viên hợp danh chịu trách nhiệm quản lý của Pictet. Họ thậm chí còn tạo ra một mối quan hệ lâu dài hơn cả một cuộc hôn nhân điển hình. Từ tòa nhà cao tầng ở Geneva, họ giám sát hơn 600 tỷ franc (622 tỷ USD) tài sản. Với mức lợi nhuận thậm chí còn vượt xa các công ty lớn mạnh hơn, được niêm yết cùng ngành. Lợi nhuận hàng năm của Pictet là hơn 20 triệu franc.

Vấn đề nhân sự hiện tại của ngân hàng Thụy Sĩ

Vấn đề nhân sự hiện tại của ngân hàng Thụy Sĩ
Ngành ngân hàng Thụy Sĩ đang đối mặt với nhiều khó khăn

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Pictet phải đối mặt với một xu hướng mới đáng lo ngại. Điều làm rạn nứt sự gắn kết vốn có: những nhân sự chủ chốt bắt đầu rời đi. Trong suốt năm 2019, hàng chục nhà quản lý với mối quan hệ lâu năm ở đơn vị quản lý tài sản đã rời khỏi đây.

Trong vòng vài ngày của tháng 9/2019, 4 nhân viên ngân hàng cấp cao trong nhóm chăm sóc khách hàng Nga cũng nộp đơn xin từ chức. Các nhân viên ngân hàng ở Scandinavia và Israel cũng có động thái tương tự. Tình trạng này đang đặt ra dấu hỏi lớn đối với hàng tỷ USD tài sản mà ngân hàng này đang quản lý.

Nguyên nhân của việc các nhân sự quan trọng đồng loạt rời đi là xung đột về văn hóa. Những nhân sự lâu năm không hài lòng với cách quản lý mới. Cụ thể là tuyển dụng hàng loạt người mới để quản lý tài sản cho giới siêu giàu. Đặc biệt là sự tăng trưởng bùng nổ của khối tài sản đến từ châu Á. Điều này đã tạo ra cuộc đua đầy quyết liệt trong việc tìm kiếm khách hàng. Cũng như nhân tài với các đối thủ lớn hơn như UBS và HSBC.

Ngân hàng Thụy Sĩ đứng giữa ngã ba đường

Dẫu vậy, đối với một số người khác, sự thay đổi vẫn chưa được cảm nhận rõ rệt. Một số người thậm chí mới gia nhập ngân hàng, với cam kết “trẻ hóa” Pictet, cũng rời đi trong sự thất vọng. Cuộc phỏng vấn của Bloomberg với hàng chục nguồn tin thân cận với mảng quản lý tài sản tư nhân của Pictet cho thấy. Doanh nghiệp này đang ở ngã 3 đường và họ buộc phải thích ứng với những thay đổi mới.

Trong khi tỷ lệ tiêu hao lực lượng lao động tại Pictet Wealth Management đang ở mức thấp nhất mọi thời đại là 2,8%. Thì việc nhân tài lâu năm rời đi đang được thảo luận “rôm rả” khắp các hành lang của tòa nhà trụ sở 5 tầng. Sự ra đi khiến các thành viên khác lo ngại. Bởi họ là những người coi việc này như một “cuộc tấn công” vào một tổ chức vốn nổi tiếng với tình trạng ổn định, không có biến động.

Pedro Araujo – nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Fribourg, cho biết.  “Pictet đang ở giữa 2 thế giới. Đó là thế giới cũ của các ngân hàng đầu tư ở Geneva và thế giới mới của nền tài chính toàn cầu hóa. Nơi họ muốn hiện diện trên trường quốc tế, muốn phát triển nhưng không quá hào nhoáng. Và 2 thế giới này đang va chạm.”

Những cải cách và thay đổi

Quản lý tài sản
Rémy Best đã gây ấn tượng khi đưa ra những thay đổi đối với mảng quản lý tài sản

Những năm gần đây, Pictet đã trở nên hài hòa hơn với sự thay đổi. Công ty đã thay đổi địa vị pháp lý sau khi ngừng sử dụng đạo luật bảo mật ngân hàng vào năm 2014. Đồng thời tiết lộ nhiều chỉ số về hoạt động hơn. Một trong những thành viên hợp danh của ngân hàng – Rémy Best. Ông đã gây ấn tượng khi đưa ra những thay đổi đối với mảng quản lý tài sản. Sau đó ông chú ý đến bộ phận quản lý tài sản cho giới nhà giàu.

Sự thay đổi này cũng cần những “gương mặt” mới. Và ngân hàng đã nhận thấy tiềm năng ở Boris Collardi. Ông đã có hành động được cho là táo bạo nhất ngành ngân hàng Thịu Sĩ vào năm 2018. Khi đột ngột rời khỏi cương vị CEO của ngân hàng tư nhân Julius Baer và gia nhập Pictet.

Collardi là người dày dặn kinh nghiệm ở khu vực châu Á. Đây cũng chính là nơi Pictet muốn tiếp cận nhóm người giàu bao gồm các tỷ phú đang muốn chuyển giao tài sản cho thế hệ sau. Hiện tại, ông đang trở thành 1 trong 7 thành viên hợp danh hàng đầu của công ty. Chỉ trong 1 năm, hơn 100 nhân sự thân cận của ông đã đến làm việc tại Pictet. Collardi cũng đẩy nhanh việc đại tu các nền tảng đầu tư và giao dịch. Thay thế một số nhà quản lý danh mục đầu tư lâu năm nhất.

Tham vọng của vị quản lý mới

Hiện tại, châu Á vẫn là thị trường quan trọng trong quá trình tái tổ chức của Collardi – nơi ông tham vọng đưa Pictet trở thành một trong 10 ngân hàng tư nhân top đầu. Ông đã bổ nhiệm Fong Seng Tee – từng làm việc tại Credit Suisse, làm chủ tịch bộ phận quản lý tài sản tại châu Á. Ông cũng đưa một nhân sự thân cận ở Baer đến để điều hành khu vực Trung Đông.

Dù quy mô vẫn nhỏ hơn nhiều so với các nhà quản lý tài sản đã niêm yết, nhưng Pictet có lợi thế lớn khi nói đến khả năng sinh lời. Từ lâu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty đã đạt mức hơn 40%. Dù con số này đã giảm xuống khoảng 16-20% trong nửa thập kỷ qua, nhưng vẫn nổi trội hơn so với UBS, Credit Suisse và Julius Baer.