Đến với Hà Giang mà muốn một lần hòa mình mà cảm nhận những kiệt tác của thiên nhiên thì hãy đến với núi đôi Quản Bạ nhé!
Hà Giang nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những cung đường đèo quanh co, và cả những thung lũng yên ả luôn ngập tràn sắc hoa. Một khi đã đặt chân đến ngọn núi xinh đẹp này, bạn không thể bỏ qua vẻ đẹp độc đáo của ngọn núi đôi Quản Bạ. Hai ngọn núi gần như bằng nhau về mọi mặt. Chúng nằm cạnh nhau như bộ ngực căng tròn của phụ nữ. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này để khám phá vẻ đẹp của núi đôi Quản Bạ nhé.
Thung lũng Quản Bạ – Thơ mộng đậm chất thơ của tỉnh Hà Giang
Nơi đây có nhiều sông suối xen kẽ với vùng đồng bằng và được ôm trọn bởi những dãy núi sừng sững xanh mướt quanh năm. Những con đèo quanh co; những con dốc cheo leo hiểm trở không cản bước được những người du khách đội mây mà đến. Bởi lẽ thung lũng Quản Bạ ẩn chứa những nét đẹp nguyên sơ bí ẩn luôn thôi thúc con người ta tìm tòi, khám phá.
Nhắc đến Quản Bạ, không một ai có thể bỏ qua địa danh núi đôi Quản Bạ nổi tiếng. Cái tên này được người dân nơi đây đặt cho hai ngọn núi cao và thoải tương đương nhau. Chúng được tạo hóa đặt ngay sát nhau tạo thành những hình dung về bộ ngực của người phụ nữ. Cây cối xanh tốt phủ kín ngọn núi này quanh năm. Điều này lại càng gợi lên những ý niệm về sự ngọt lành trong dòng sữa mẹ. Đúng như cái tên mà người dân nơi đây dành tặng cho núi đôi Quản Bạ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cấu trúc dạng nón của ngọn núi này là do quá trình phong hóa đá dolomite. Đây có loại đá phổ biến trong cao nguyên đá Đồng Văn. Đá bị vỡ thành những mảnh nhỏ và di chuyển dọc theo sườn núi dưới tác động của trọng lực và dòng chảy của nước mưa. Khám phá núi đôi Quản Bạ là một hoạt động thu hút rất nhiều khách du lịch bởi dáng vẻ độc lạ. Và câu chuyện ẩn chứa đằng sau nó. Và núi đôi Quản Bạ là một trong những địa điểm du lịch Hà Giang không thể bỏ lỡ khi đến đây.
Truyền thuyết ngàn đời của núi đôi Quản Bạ
Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh vẻ đẹp núi đôi Quản Bạ. Nổi tiếng nhất vẫn là câu chuyện cảm động về tình yêu đôi lứa và tình mẫu tử cao đẹp của một nàng tiên trót say mê tiếng đàn dưới trần.
Chuyện kể rằng có một chàng trai người H’mông nọ, chàng có tài thổi đàn môi rất hay. Khi tiếng đàn của chàng cất lên, vạn vật đều im lặng để thưởng thức tiếng đàn ấy. Tiếng đàn khi thì thanh thoát như tiếng suối chảy róc rách. Khi lại chất chứa ưu tư như những tiếng vang vọng xa xăm của núi rừng.
Tiếng đàn vương mãi trong không gian; kéo theo cả những mối tương tư của một nàng tiên nữ xinh đẹp trên thiên đình. Nàng vì quá say mê âm thanh diệu kỳ ấy mà đã xuống trần để tìm chàng. Nguyệt lão đã se duyên cho đôi trai tài gái sắc ấy và nàng quyết định sẽ ở lại hạ giới; ở lại bên cạnh chàng. Tình yêu của họ kết trái thành một bé trai bụ bẫm kháu khỉnh.
Tuy nhiên niềm hạnh phúc nhỏ bé đó không tồn tại được lâu. Nàng bị Thiên đế bắt ép trở về thiên đình cho dù đã ra sức khóc lóc van xin. Vì quá thương chồng và đứa con thơ nàng dứt ruột đẻ ra vẫn đang ngày đêm khóc ngằn ngặt vì đói sữa mẹ. Nàng đã bỏ lại gò bồng đào căng sữa của mình lại hạ giới để nuôi con. Lâu dần, đôi nhũ hoa ấy biến thành hình dáng ngọn núi đôi Quản Bạ ngày nay. Hai ngọn núi tròn đầy và cân đối giống như bầu ngực người mẹ đến kỳ lạ.
Vẻ đẹp núi đôi Quản Bạ vào các mùa trong năm
Nét đẹp của núi đôi Quản Bạ thay đổi theo đất trời, theo những lần giao mùa trong năm. Trải qua 4 mùa, núi đôi Quản Bạ Hà Giang khoác lên mình bốn tấm áo đặc trưng. Mỗi tấm áo lại có một vẻ đẹp riêng và mang đến những cảm nhận khác lạ cho du khách ghé thăm.
Mùa xuân – Cái chạm tay của đất và trời
Mùa xuân là mùa cây cối nảy lộc, vạn vật tái sinh. Khoảnh khắc giao nhau giữa năm mới và năm cũ. Giữa đất và trời để lại cho ngọn núi này vẻ đẹp bừng sáng của muôn vàn loài hoa đua nở. Những cành hoa mận trắng muốt; hoa đào thắm hồng lấp ló giữa những chồi cây xanh non trên đỉnh núi. Là một tuyệt tác nghệ thuật của thiên nhiên ban tặng cho con người.
Ngọn núi lúc này mang vẻ đẹp đằm thắm, e lệ của một người thiếu nữ đương độ xuân thì. Vẻ đẹp diễm lệ đó khiến người ta khao khát chỉ muốn giữ cho riêng mình. Những màn sương mỏng se lạnh trong không khí. Lại càng tô điểm thêm cho khung cảnh kỳ ảo của núi đôi Quản Bạ và vùng thung lũng dưới chân núi.
Mùa hạ – Cánh đồng lúa xanh thẳm trải dài vô tận
Khi vào hạ, núi đôi Quản Bạ mang vẻ đẹp hùng vĩ và phóng khoáng hơn bao giờ hết. Khắp đất trời nơi đây được bao phủ bởi một sắc xanh mát lành đến từ cây cối và những ruộng lúa xa tít tắp. Những dải lụa xanh non khổng lồ uốn lượn dưới chân núi là vẻ đẹp đặc trưng của vùng núi cao Quản Bạ. Từng vạt nắng mới xuyên qua mây; vờn nhẹ trên sườn núi mang lại cảm giác bình yên và tự do chưa từng có.
Khoảnh khắc kỳ diệu nhất của mùa hè ở Quản Bạ là khi hoàng hôn thủng thẳng buông xuống nhuộm đỏ một góc trời. Non sông hùng vĩ trở nên tĩnh lặng và gần gũi hơn trong thứ ánh nắng kỳ diệu màu đỏ cam Hình ảnh ấn tượng khi mặt trời chìm dần sau núi đôi đã níu giữ được biết bao nhiêu bước chân. Của những người du khách đến đây để tìm lại sự thanh thản trong tâm hồn.
Mùa thu – Cái đẹp nao lòng của những ruộng lúa chín vàng ươm
Sang thu, cổng trời Quản Bạ tràn ngập mùi thơm ngai ngái của những cánh đồng lúa chín bạt ngàn. Ngọn núi xanh mướt phía trên đối lập với màu vàng ruộm của những ruộng lúa đang vào kỳ thu hoạch phía dưới. Thêm vào đó là bức nền xanh thẳm cao vút của bầu trời mùa thu sẽ thỏa mãn tất cả các giác quan của du khách.
Mùa thu là mùa lãng mạn nhất ở Hà Giang, cũng là ở Quản Bạ. Ngoài những đồng lúa chín thì hoa tam giác mạch cũng sẽ khoe sắc vào thời gian này. Từng thảm hoa trắng muốt dập dờn trong những cơn gió se lạnh là hình ảnh không hề hiếm gặp tại đây. Thời tiết mùa thu rất êm dịu và khô ráo. Những làn khói bốc lên từ ống khói của những căn nhà gạch phảng phất. Trong không khí mang lại nét buồn mang mác đặc trưng của vùng đồi núi nguyên sơ này.
Mùa đông – Đỉnh núi lảng bảng khói sương mịt mờ
Vẻ đẹp núi đôi Quản Bạ rất khác khi mùa đông buông xuống. Cái rét của nơi núi rừng này gay gắt hơn ở vùng đồng bằng rất nhiều. Những cơn gió buốt da thịt trút xuống khiến ta chỉ muốn rúc thật sâu vào lớp áo ấm. Và hít hà mùi khói bếp thoang thoảng xung quanh. Nhưng cũng vì lẽ đó mà nhiều người muốn trải nghiệm cái rét buốt đúng chất mùa đông ấy.
Mùa đông đến mang theo sương khói lảng bảng khắp những con ngõ nhỏ. Có khi còn nuốt trọn cả đỉnh núi đôi Quản Bạ. Lúc ấy ngọt núi đứng sừng sững với một vẻ đẹp trầm lắng và đơn độc. Nhưng khi mặt trời lên trên đỉnh núil; ánh nắng hiu hắt ấy sẽ xua tan bớt sự mịt mờ. Và trả lại khung cảnh đẹp đến không thật cho cảnh sắc nơi đây. Mùa đông cũng là mùa của tiếng lép bép trong bếp củi và những món ăn nghi ngút khói khiến du khách khó lòng quên được.
Núi đôi là một nét đẹp độc đáo của riêng Quản Bạ. Vào bất kể thời gian nào trong năm thì vẻ đẹp núi đôi Quản Bạ đều dễ dàng thu hút du khách tứ phương. Đơn giản là vì nơi đây luôn tràn ngập những vẻ đẹp tự nhiên và gần gũi nhất. Chúng mang lại những cảm nhận chân thật nhất trong tâm trí của mỗi người. Nếu có dịp ghé thăm Hà Giang; hãy một lần đặt chân đến Quản Bạ và nhận lấy món quà vô giá của thiên nhiên này bạn nhé.
Du khách còn có thể thăm quan ở những địa điểm nào gần núi đôi Quản Bạ?
Để ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp của núi đôi thì chắc chắn du khách nên tìm đến cổng trời Quản Bạ. Và khi đã có những giây phút thư giãn với tuyệt tác thiên nhiên núi đôi. Thì bạn cũng có thể khám phá một chút về cổng trời Quản Bạ. Cổng trời Quản Bạ là một khe hẹp giữa hai đỉnh núi chỉ đủ cho một con đường chạy qua. Đường lên cổng trời khá ngoằn nghèo và khúc khuỷu. Tuy nhiên khi đã đi một đoạn đường dài khó khăn thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp tuyệt vời nhất.
Rời cổng trời bạn cũng có thể trải nghiệm cuộc sống thường ngày. Và tìm hiểu phong tục tập quán của người dân nơi đây bằng cách thăm quan làng du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm; làng văn hóa thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám với nghề dệt thổ cẩm, làng văn hóa người Tày ở thị trấn Tam Sơn. Tại đây bạn có thể thoải mái thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng ở nơi đây như rượu ngô Thanh Vân; đậu tương, gà xương đen, mèn mén, bánh tam giác mạch… Và nếu may mắn bạn còn có thể tham dự những lễ hội Hà Giang độc đáo của người dân nơi đây như lễ hội Cầu mùa; lễ cúng Cơm mới, lễ Cưới hỏi, đặc biệt là lễ Cấp sắc.