Hà Nội xử lý thu hồi đất để đẩy mạnh nguồn thu ngân sách nhà nước

Đối với các dự án triển khai đầu tư yếu kém về năng lực tài chính, sử dụng đất chậm tiến độ, nợ thuế, vi phạm pháp luật đất đai… UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành chức năng cùng với các địa phương xem xét đưa ra biện pháp xử lý, thu hồi đất để đẩy mạnh nguồn thu ngân sách nhà nước từ lĩnh vực nhà đất. Tính đến hết tháng 5/2021, đã có tổng cộng hơn 22 tỷ đồng (đạt 93% số tiền phải thu) được nộp vào ngân sách nhà nước, chưa bao gồm tiền chậm nộp.

UBND Hà Nội chỉ đạo thu hồi đất đối với dự án yếu kém năng lực tài chính

Công văn số 2861/UBND-KT về đôn đốc thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước các khoản từ nhà, đất của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội nêu rõ. Giao UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2021 và giai đoạn 2021-2023.

Đồng thời đôn đốc người trúng đấu giá thực hiện nộp tiền theo đúng quy định. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý thu hồi đất đối với các dự án chây ỳ nợ thuế, yếu kém năng lực tài chính. Vi phạm pháp luật thuế và pháp luật về đất đai…

UBND Hà Nội chỉ đạo thu hồi đất đối với dự án yếu kém năng lực tài chính  
UBND Hà Nội chỉ đạo thu hồi đất đối với dự án yếu kém năng lực tài chính

Đối với sở, ngành thành phố

Các sở, ngành thành phố triển khai các nhiệm vụ. Giải pháp tăng cường thực hiện dự toán các khoản thu từ nhà, đất năm 2021. Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hướng dẫn xử lý những nội dung còn vướng mắc. Để đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất cụ thể bảo đảm số thu ngân sách. Tăng cường rà soát, thanh tra, kiểm tra đối với các dự án triển khai đầu tư. Sử dụng đất chậm tiến độ, có dấu hiệu sai phạm. Để kiến nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố xem xét xử lý, thu hồi đất theo quy định…

Đối với sở quy hoạch – kiến trúc

Sở Quy hoạch – Kiến trúc khẩn trương báo cáo tình hình, tiến độ giải quyết các thủ tục điều chỉnh quy hoạch các dự án ngừng triển khai theo quy định. Và Thông báo số 240 ngày 5/9/2008 của Văn phòng Chính phủ. Gửi Cục Thuế thành phố Hà Nội để làm cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính về đất của các dự án.

Đối với sở kế hoạch và đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn. Đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ thủ tục liên quan. Để đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của các dự án sử dụng đất. Làm cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính. Và đôn đốc thu nghĩa vụ tài chính bổ sung về đất đai của dự án.

Đối với sở xây dựng Hà Nội

Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội. Và các đơn vị liên quan rà soát, đôn đốc các nguồn thu năm 2021. Bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước được giao trong 4 tháng cuối năm 2021.

Đối với cục thuế Hà Nội

Cục Thuế Hà Nội theo dõi, đôn đốc triển khai đồng bộ. Quyết liệt các giải pháp thu hồi nợ đọng thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan có biện pháp xử lý các doanh nghiệp chây ỳ, nợ đọng. Có vi phạm theo quy định.

Báo cáo tình hình dự án nợ tài chính trên địa bàn Hà Nội

Theo báo cáo của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội. Tính đến hết tháng 5/2021, trên địa bàn Thủ đô có đến 38 dự án còn nợ nghĩa vụ tài chính. Với số tiền là 3.767 tỷ đồng. Trong đó, có 22 dự án còn nợ gần 1.638 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Và 1.354 tỷ tiền chậm nộp tương ứng.

Tính hết tháng 5/2021, trên địa bàn Thủ đô có đến 38 dự án còn nợ nghĩa vụ tài chính
Tính hết tháng 5/2021, trên địa bàn Thủ đô có đến 38 dự án còn nợ nghĩa vụ tài chính

Ngoài ra, còn 2 đơn vị nộp tiền thuê đất 252,6 tỷ đồng. 6 dự án chưa thực hiện quản lý thu. Do chưa có thông tin địa chính chuyển Cục thuế làm cơ sở thu nghĩa vụ tài chính. 26 dự án cần rà soát thông tin về nghĩa vụ tài chính bổ sung để báo cáo thành phố giao các cơ quan, đơn vị quản lý thu theo quy định.

Điều đáng nói, trong danh sách các dự án còn nợ nghĩa vụ tài chính. Có gần chục dự án bất động sản trên địa bàn quận Hoàng Mai. Dù chủ đầu tư xây nhà bán nhưng vẫn chây ỳ nộp tiền sử dụng đất. Tiền chậm nộp hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Nên cơ quan chức năng phải chuyển hồ sơ sang công an để điều tra, làm rõ.

Báo cáo mới đây của Đoàn giám sát HĐND TP.Hà Nội về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Thủ đô cũng chỉ rõ. Hiện Hà Nội vẫn còn 350 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai. Trong đó phần lớn các dự án tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018. Cụ thể, có 63 dự án chưa được giao đất. Cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tục đầu tư. Chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt. 287 dự án đã được giao đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai…