Mã giao dịch là gì, mã giao dịch với mã OTP có giống nhau không? Nếu bạn đang cần tìm hiểu các thông tin này thì bài viết này là kiến thức mà bạn đang tìm kiếm. Không chỉ làm rõ nội dung về mã giao dịch mà ducatiny.com cũng sẽ đem đến thông tin kiểm tra mã giao dịch ngân hàng đối với một số ngân hàng phổ biến và nhiều người sử dụng cũng trong bài viết này.
Thông tin về mã giao dịch ngân hàng
Trong mã giao dịch ngân hàng chia ra thành nhiều mã giao dịch khác nhau, cùng tìm hiểu chi tiết trong thông tin bên dưới.
Khái niệm mã giao dịch là gì?
Mã giao dịch ngân hàng chính là một dãy số tự động khách hàng được ngân hàng cung cấp sau khi thực hiện thành công một giao dịch Internet Banking hoặc Mobile Banking. Đây là cách để ngân hàng thống kê những giao dịch mà khách hàng đã hoàn tất trên hệ thống.
Các mã giao dịch cho những hoạt động chuyển khoản, thanh toán hóa đơn điện, nước, internet đều được thực hiện riêng biệt. Đó là lý do mà ngân hàng có thể kiểm tra ngay lập tức khi cần thiết. Một sự thật là, cho dù mã giao dịch được ghép tự động nhưng chúng vẫn duy nhất, không trùng lặp với bất cứ mã giao dịch nào khác.
Các loại mã giao dịch là gì?
Mã giao dịch ngân hàng dù có cùng chức năng nhưng lại nhiều cách thể hiện khác nhau phụ thuộc vào từng ngân hàng riêng biệt.
Mã giao dịch FT
Mã giao dịch FT chính mà mã mà khi khách hàng thực hiện giao dịch online hoàn tất sẽ nhận được. Mã giao dịch FT với cấu trúc FTxxxxxxxxxxxx là mã ngẫu nhiên và duy nhất, không trùng khớp với bất cứ một mã giao dịch nào. Ký mã giao dịch (FT) được sử dụng ở một số ngân hàng như VPbank, Techcombank…
Khi mở lịch sử FT, khách hàng sẽ nhận biết mã được lưu giữ như thế nào. Trong trường hợp có lỗi, mã FT được dùng để ngân hàng tra cứu. Mã FT này đối với khách hàng không quá quan trọng nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng. Ngân hàng sẽ lưu trữ hồ sơ ở trên hệ thống online và phục vụ mục đích tra cứu về sau.
Mã tham chiếu, mã giao dịch GD
Ngoài tên mã giao dịch FT thì mã giao dịch ngân hàng còn có các tên gọi khác là mã tham chiếu, mã giao dịch GD,..vì vậy chỉ cần hiểu ý nghĩa của loại mã giao dịch là gì thì bạn không cần phải quan tâm đến tên gọi phân biệt theo từng ngân hàng.
Phân biệt mã xác thực và mã giao dịch là gì?
Đến hiện tại thì nhiều người , nhiều người vẫn đang nhầm lẫn to lớn giữa mã xác thực và mã giao dịch là gì. Trên thực tế, hai loại mã trên hoàn toàn khác biệt nhau và có những điểm riêng đặc trưng riêng biệt.
- Mã giao dịch: Đây là loại mã được cung cấp sau khi khách hàng hoàn tất chuyển tiền hoặc thực hiện các thanh toán để chứng minh với các bên liên quan là giao dịch đã được thực hiện thành công. Mã giao dịch này được lưu trữ trực tiếp trên hệ thống ngân hàng.
- Mã xác thực (mã OTP): Mã này được cung cấp trước khi đến tiến trình chuyển khoản và thanh toán. Đó chính là một trong những bước bảo mật cuối cùng và quan trọng nhất của các hình thức giao dịch online. Đó là lý do vì sao luôn có những nhắc nhở OTP này khách hàng không được cung cấp cho bất kỳ một ai ngoài bản thân chủ tài khoản giao dịch.
Kiểm tra mã giao dịch đối với những ngân hàng phổ biến
Điểm khác nhau giữa các ngân hàng về mã giao dịch là gì sẽ được cung cấp trong thông tin bên dưới:
Mã giao dịch Techcombank
Mã giao dịch Techcombank được trình bày theo cấu trúc FTxxxxxx… Các bước sau dùng để kiểm tra mã giao dịch của Techcombank, cụ thể:
- Bước 1: Truy cập và đăng nhập vào một trong hai ứng dụng F@st Mobile hoặc F@st i-Banking
- Bước 2: Ở màn hình chính -> chọn “Tài khoản” -> Liệt kê giao dịch
- Bước 3: Thông tin giao dịch được hiển thị, sau đó chọn giao dịch bạn muốn kiểm tra mã để tiến hành lấy thông tin mã giao dịch.
Mã giao dịch BIDV
Mã giao dịch BIDV gọi dới tên là số tham chiếu, các bước tra cứu đơn giản như sau:
- Bước 1: Đến với ứng dụng BIDV Smart Banking, sau đó hãy thực hiện bước đăng nhập
- Bước 2: Chọn vào mục “lịch sử giao dịch”, lúc này hệ thống sẽ hiển thị lịch sử chi tiết các giao dịch trong tài khoản
- Bước 3: Chọn vào giao dịch bạn muốn kiểm tra, tất cả các thông tin về giao dịch đó bao gồm: người thụ hưởng, số tiền, mã giao dịch (số tham chiếu GD),..sẽ được hiển thị.
Mã giao dịch Agribank
Mã giao dịch ngân hàng Agribank được dùng trên hai ứng dụng Internet Banking và Mobile Banking dưới tên gọi mã số chuyển tiền, cụ thể:
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Agribank của bạn trên website, chọn vào mục “Giao dịch”.
- Bước 2: Chọn giao dịch cần kiểm tra, nhấn “Lịch sử giao dịch” để lấy tiến hành lấy mã chuyển tiền.
Thông tin về: Mã RM MBbank
Kết luận về mã giao dịch là gì?
Mã giao dịch đối với những ngân hàng khác nhau tồn tại chung một vai trò là để cả khách hàng và ngân hàng có thể kiểm tra lại tiến trình hoàn thành giao dịch của một hành động trên ứng dụng online của ngân hàng trong những trường hợp cần thiết. Nhiều người có thể nhầm lẫn giữa mã giao dịch và mã OTP, bài viết này cũng sẽ khiến bạn có góc nhìn toàn diện và chính xác hơn về vấn đề này. Không chỉ trả lời cho câu hỏi mã giao dịch là gì, tôi cũng đã cung cấp một số thao tác kiểm tra mã giao dịch ngân hàng đối với từng ngân hàng riêng biệt. Hy vọng bạn có những trải nghiệm tuyệt vời sau khi đọc xong bài viết này.
Ducatiny.com – Giúp bạn cập nhật thông tin tài chính và cuộc sống hữu ích mỗi ngày!
Thông tin: ducatiny.com