Nhiều Nhà đầu tư cho rằng việc tìm kiếm lợi nhuận tại thị trường chứng khoán là việc quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Nhưng chúng tôi lại cho rằng, việc giữ tiền trên thị trường chứng khoán chính là việc quan trọng nhất. Vì chỉ khi bạn còn tiền thì bạn mới còn cơ hội mới, mất tiền thì bạn sẽ bạn mất cơ hội, mất hết tiền thì bạn sẽ không còn cơ hội nữa. Lợi nhuận chính là mục đích lớn nhất của tất cả Nhà đầu tư khi tham gia thị trường Chứng khoán. Nhưng để đạt được lợi nhuận thì tất cả các nhà đầu tư phải tích lũy cho bản thân những kiến thức cũng như quy tắc Cutloss.
Khắc cốt ghi tâm câu nói của Warren Buffett
Nguyên tắc
- Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền.
- Nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1.
Vây khi đã lỡ làm mất tiền?
Trong đầu tư, việc thiết lập ngưỡng rút lui quan trọng không kém việc tìm điểm vào cổ phiếu. Rất nhiều nhà đầu tư chỉ chăm chăm hỏi điểm mua và mục tiêu mà ít ai quan tâm đến việc phòng thủ hay còn gọi là điểm Cutloss. Việc xây dựng cho mình nguyên tắc cutloss quan trọng ko kém việc tìm điểm mua. Bởi còn tiền là còn cơ hội. Không phải lúc nào chúng ta giải ngân bất kỳ cổ phiếu nào cũng thành công mà sẽ xảy ra trường hợp cổ phiếu chúng ta mua sau đó đi ngược với dự báo.
Vì vậy, phải có kịch bản rút lui bảo toàn vốn càng sớm càng tốt, bởi nếu để các khoản lỗ càng lớn bạn sẽ càng khó khăn để lấy lại vốn gốc ban đầu theo quy tắc Cutloss như sau:
– Lỗ 10% cần lời 11.11% mới hòa- Lỗ 20% cần lời 25% mới hòa
– Lỗ 30% cần lời 42,86% mới hòa.
Công thức tính đơn giản như sau: 1 tỷ mất 300 triệu còn 700 triệu tức lỗ 300/1 tỷ =30%. Vậy từ 700 triệu về 1 tỷ lãi 300 tuy nhiên tỷ lệ lời là 30/70=42,86%. Vậy đó cứ như vậy suy ra các trường hợp khác.
Vì bạn cần phải lãi gấp đôi tài khoản và hơn thế nữa mới mong hòa vốn.”Mọi khoản lỗ lớn đều xuất phát điểm từ các khoản lỗ nhỏ” là câu tôi luôn ghi nhớ, đừng để “Giành cả thanh xuân để mong hòa vốn”khi đa phần nhà đầu tư hay bị bẫy tâm lý gồng lỗ rất giỏi hơn gồng lãi!
Ví dụ cụ thể về quy tắc Cutloss
Ví dụ, nếu mua 10 mã cổ phiếu trong đó có 5 mã có lãi. Và 5 mã bị lỗ (coi như cơ hội thành công/thất bại là 50/50). Tuy nhiên, mỗi mã có lãi với lợi nhuận trung bình là 8%, 5 mã sẽ là: 5 x 8 = 40%. Nhưng mỗi mã bị lỗ với mức lỗ trung bình là -10%, thì 5 mã sẽ là: 5 x (-10) = -50%. Như vậy cộng lại cả danh mục đầu tư gồm 10 mã, sẽ là: 40+ (-50) = -10%. Có nghĩa là tổng kết lại danh mục, bạn đã bị lỗ 10%. Đây là một ví dụ điển hình về cách quản trị rủi ro không tốt dẫn đến kết quả là vẫn bị thua lỗ.
Một ví dụ khác cho danh mục đầu tư với xác suất thành công chỉ là 40%. Tức là bạn chọn mua 10 mã cổ phiếu chỉ có 4 mã có lời, còn 6 mã bị thua lỗ. Nhưng, mỗi mã có lời trung bình là 8%, 4 mã sẽ là: 4 x 8 = 32%. Mỗi mã thua lỗ trung bình là -3%, 6 mã sẽ là: 6 x (-3) = -18%. Như vậy, tổng kết danh mục bạn vẫn lãi: 32 + (-18) = 14%.
Như vậy, cho dù xác suất đầu tư của bạn chỉ thành công ở mức 40% nhưng bạn vẫn chiến thắng. Có nghĩa là bạn nên đặt kỳ vọng lợi nhuận phải gấp 2-3 lần rủi ro thua lỗ. Mà bạn chấp nhận thì bạn mới mong có cơ hội chiến thắng được thị trường.
3 việc mà một NĐT chứng khoán cần làm
- Mua
- Bán
- Nắm giữ
Việc Mua và Nắm giữ có lẽ là việc dễ dàng hơn với đại đa số NĐT. Nhưng việc Bán (chốt lời hay cắt lỗ) mới là quyết định khó nhất. Vì chúng tôi cho rằng mua một cổ phiếu mà không biết lúc nào phải bán ra thì không khác gì đi ô-tô mà không có phanh. Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ với các bạn về cách quản trị danh mục. Về việc cắt lỗ và cách để NĐT có thể giữ tiền và chiến thắng trên thị trường chứng khoán. Xem thêm các bài viết của chúng tôi về những thông tin mà bạn cần thiết.