Thị trường chứng khoán có thêm 120.000 tài khoản tham gia

Hiện nay, nhu cầu đầu tư kiếm lợi nhuận của mỗi người ngày một lớn, thị trường đầu cơ cũng thêm phần đa dạng và nhộn nhịp. Đầu tư mua vàng hoặc gửi ngân hàng là một trong những cách đầu tư an toàn nhất hiện nay. Nhưng hiện nay, kênh đầu tư bất động sản đang là một lựa chọn phổ biến của rất nhiều người. Tuy ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng cơ hội sẽ luôn kèm theo thách thức, khả năng thu hồi của bất động sản tương đối nhanh. Chính vì vậy mà trong năm nay thị trường bất động sản có thêm rất nhiều tài khoản mới gia nhập.

Hàng loạt tài khoản mới mở trên thị trường chứng khoán

Bất chấp nhiều địa phương đang giãn cách, bình quân mỗi ngày trong tháng 8 có khoảng 4.000 tài khoản chứng khoán mở mới. Theo thống kê về tin tức chứng khoán mới nhất của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), cuối tháng 8 có hơn 3,61 triệu tài khoản trên thị trường. Con số tăng gần 121.000 so với tháng trước. Con số này vẫn tăng cao thứ hai kể từ đầu năm. Nó chỉ xếp sau tháng 6 với hơn 140.000 tài khoản được mở mới.

Tài khoản mới mở tham gia chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở thêm 120.000 tài khoản

Riêng nhà đầu tư cá nhân trong nước mở thêm giai đoạn này là 120.000 tài khoản. Nâng tổng số lên trên 3,56 triệu. Nhà đầu tư nước ngoài cũng mở thêm và có trên 38.000 tài khoản. Làn sóng nhà đầu tư mới đã giúp thị trường chứng khoán khởi sắc trong giai đoạn này. VN-Index chốt phiên cuối tháng 8 tại 1.331,47 điểm. Tăng 1,64% so với tháng trước và hơn 20% so với đầu năm.

Thanh khoản xác lập kỷ lục mới trong lịch sử 21 năm vận hành thị trường chứng khoán. Giá trị giao dịch đạt 38.075 tỷ đồng và khối lượng sang tay gần 1,2 tỷ cổ phiếu. Bình quân giá trị và khối lượng mỗi phiên giao dịch trong tháng 8 lần lượt đạt 23.034 tỷ đồng và 703 triệu cổ phiếu. Những con số cho thấy tăng trưởng hai chữ số so với tháng trước.

Dòng tiền tháng 8 biến động mạnh

Dòng tiền trong tháng 8 biến động mạnh khi giá trị giao dịch của rổ VN30 giảm 4%. Chiếm 49% tổng thanh khoản, nhóm vốn hoá nhỏ tăng đến 102% và vốn hoá vừa tăng 71%. Theo chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sự bùng nổ của nhóm vốn hoá vừa và nhỏ trong tháng trước xuất phát từ 3 câu chuyện chính.

Thứ nhất, giá cước vận tải nội địa liên tục tăng. Điều này thúc đẩy cổ phiếu vận tải và cảng biển lên nhanh. Thứ hai là kỳ vọng mạnh mẽ của nhà đầu tư vào đầu tư công để kích thích kinh tế sau Covid-19 đã mở đường cho nhóm cổ phiếu xây dựng hạ tầng và vật liệu. Cuối cùng là thông tin tích cực về nhập khẩu vaccine đã hỗ trợ cho xu hướng đi lên của cổ phiếu dược phẩm.

Dòng tiền của thị trường chứng khoán
Dòng tiền của thị trường đang có biến động mạnh

Chứng khoán thiếu “hàng hot”

Thứ nhất là khẩu vị rủi ro. Phản ứng đầu tiên của nhà đầu tư nước ngoài khi có diễn biến bất lợi, cụ thể là Covid-19, là họ sẽ rút tiền về nhà. Thứ hai là tình hình vĩ mô. Các ngân hàng trung ương bơm tiền ra thị trường để cứu nền kinh tế. Hòng duy trì mặt bằng lãi suất thấp và điều này bắt đầu dẫn tới hiện tượng lạm phát.

Ngoài ra, đồng đôla tăng giá cũng khiến nhà đầu tư rót vốn vào các thị trường đang phát triển lo ngại. Lịch sử đã ghi nhận hiện tượng này. Đồng bạc xanh tăng giá sẽ khiến dòng vốn chảy ngược về các nền kinh tế phát triển. Vấn đề là xu hướng rút vốn không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam mà toàn bộ các thị trường đang phát triển đều đang bị rút, khối ngoại rút rất nhiều.

Nhưng chúng ta không nên quá lo ngại. Hiện nay, nhà đầu tư trong nước chiếm 95%, nhà đầu tư nước ngoài chỉ khoảng 5%. Với cơ cấu đa dạng của các thành phần tham gia thị trường, tôi nghĩ chúng ta sẽ tạo ra một hệ sinh thái chứng khoán bền vững, không bị phụ thuộc vào một nhóm nhà đầu tư nhất định nào cả.