Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 kéo dài từ năm ngoái đến năm nay đã ảnh hưởng không ít đến tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp mà trong đó có ngành dệt may. Chính vì thế để gỡ khó, hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã kiến nghị đến Chính phủ, bộ, ngành xem xét bỏ quy định nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) nhằm gỡ khó cho ngành dệt may đối với vải trong nước sử dụng cho may xuất khẩu. Thế nhưng Bộ Tài chính đã không đồng ý với kiến nghị này vì đây không thuộc đối tượng hưởng thuế VAT mức 0%.
Hiệp hội dệt may gửi đề nghị đến đến chính phủ, bộ ngành
Đề nghị miễn thuế vải
Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) vừa kiến nghị Chính phủ, Bộ ngành một loạt vấn đề gỡ khó cho ngành dệt may. Trong đó, có việc xem xét bỏ quy định nộp thuế VAT đối với vải trong nước sử dụng may xuất khẩu. Thay vì phải nộp thuế trước rồi hoàn sau như quy định.
Cũng theo phản ánh của Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến hết năm 2021. Thậm chí đủ đơn hàng cho cả quý 1, 2/2022.
Tuy nhiên, giãn cách xã hội kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các công ty dệt may. Cụ thể, hiện có khoảng 50% nhà máy đặt tại miền Nam. Trong khi, tỷ lệ nhà máy phải đóng cửa đã lên tới 35%. Do không đủ kinh phí để thực hiện “3 tại chỗ”. Khiến các nhà máy rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực. Đây là thách thức lớn cho ngành trong quý 3/2021. Và vì vậy, mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD trong năm 2021 rất khó thành hiện thực.
Một số kiến nghị khác
Từ lý do này, ngoài kiến nghị bỏ quy định nộp thuế VAT đối với vải trong nước sử dụng may xuất khẩu. Hiệp hội cũng đề xuất hàng loạt chính sách khác hỗ trợ. Như sửa Luật Công đoàn theo hướng doanh nghiệp nộp tối đa 1% kinh phí. Thay vì 2% như hiện nay.
Cùng đó, hiệp hội này cũng đề nghị giảm phí đường bộ. Phí BOT. Dừng thu phí cảng biển tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh. Không thu phí cảng biển từ 01/10/2021 như dự kiến. Ngoài ra, Hiệp hội cũng đề xuất Chính phủ chỉ đạo hệ thống ngân hàng. Và các tổ chức tín dụng không hạ hạn mức tín dụng. Tiếp tục giảm lãi suất xuống 0,5 – 1%/năm. Giãn thời gian trả nợ gốc và lãi của năm 2021 và 2022.
Bộ Tài chính lên tiếng không đồng ý với đề nghị của hiệp hội dệt may
Phản hồi về đề xuất này, Bộ Tài chính cho biết. Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%. Trong đó, mức thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế.
Theo quy định hiện hành, thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng vải là 10%. Doanh nghiệp trả thuế giá trị gia tăng 10% khi mua vải trong nước. Khi xuất khẩu sản phẩm được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%. Và được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Theo Bộ Tài chính, thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu theo hàng hóa, dịch vụ. Và không có quy định ưu đãi riêng theo đối tượng doanh nghiệp. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Trừ các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Do vậy, việc bỏ quy định nộp thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để sản xuất xuất khẩu. Hoặc quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng vải mua trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu. Sẽ làm giảm tính liên hoàn của thuế giá trị gia tăng.
“Do doanh nghiệp bán vải trong nước sẽ không được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Và có thể làm tăng giá bán của mặt hàng vải. Đồng thời, chưa phù hợp với quy định của Luật thuế Giá trị gia tăng”, Bộ Tài chính lý giải.
Hiệp hội dệt may (Vitas)
Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân. Của mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ, dịch vụ thuộc chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật dệt may Việt Nam.
Từ đó đến nay Vitas đã sát cánh cùng doanh nghiệp và Chính phủ trong các hoạt động xây dựng chiến lược. Và các chương trình phát triển cho toàn ngành. Tham gia tích cực vào hoạt động các tổ chức dệt may quốc tế và khu vực. Đặc biệt, phối hợp có hiệu quả với các Bộ ngành. Các tổ chức trong và ngoài nước trong việc vận động đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may tại Việt Nam. Xúc tiến mở cửa thị trường xuất khẩu và chống các rào cản thương mại quốc tế. Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại và xây dựng hình ảnh ngành thời trang Việt Nam. Đã góp phần tích cực trong việc xây dựng thương hiệu dệt may Việt Nam. Chất lượng – Trách nhiệm xã hội – Thân thiện môi trường đến thị trường toàn cầu.