Phái sinh ngày 7/9: Thanh khoản thị trường phái sinh lại giảm rất mạnh

Hợp đồng tương lai và chỉ số cơ bản di chuyển cùng chiều khi cả hai đều đóng cửa tốt. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường phái sinh giảm mạnh phần nào phản ánh sự dịch chuyển của dòng tiền tìm kiếm cơ hội trên thị trường cơ sở. Trên thị trường phái sinh ngày 6/9, hợp đồng tương lai thỏa thuận tăng tốt. Đây cũng là diễn biến của chỉ số VN30 khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang giao dịch sôi động nhất. Theo đó, hợp đồng tương lai tăng từ +13,4 điểm lên +16,0 điểm trong khi chỉ số VN30 tăng 14,6 điểm.

VN30F2109 tăng 16,0 điểm lúc đóng cửa và đạt 1.444,6 điểm

Bên Long chiếm ưu thế trở lại trên thị trường tương lai. Qua đó hỗ trợ VN30F2109 tăng 16,0 điểm lúc đóng cửa, đạt 1.444,6 điểm. Nới rộng khoảng cách chênh lệch dương so với chỉ số cơ sở. Các hợp đồng còn lại cũng đều tăng tốt; và ghi nhận khoảng cách chênh lệch không đáng kể so với chỉ số cơ sở. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường phái sinh lai giảm rất mạnh; phần nào phản ánh sự dịch chuyển của dòng tiền tìm kiếm cơ hội trên thị trường cơ sở. Theo đó, tổng khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai đạt 146.621 hợp đồng. Riêng hợp đồng tháng 9 đạt 146.220 hợp đồng – đây là mức khối lượng thấp nhất kể từ phiên 28/6.

VN30F2109 tăng 16,0 điểm lúc đóng cửa và đạt 1.444,6 điểm
VN30F2109 tăng 16,0 điểm lúc đóng cửa và đạt 1.444,6 điểm

Theo các chuyên gia của SSI Research, mặc dù tín hiệu ngắn hạn đang tích cực hơn đối với bên Long. Tuy nhiên, trong bối cảnh VN30 chưa quay lại với xu hướng tăng ngắn hạn. Việc giao dịch của bên Long cần ưu tiên sử dụng trailing stop (một loại lệnh cắt lỗ) để quản trị rủi ro. Trên đồ thị 5 phút của VN30F2109, vùng kháng cự tiếp theo của chỉ số là 1.447 – 1.451 điểm. Trong khi hỗ trợ gần là 1.440 điểm.

VN30-Index tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần

Trên thị trường cơ sở, VN30-Index tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần. Chỉ số duy trì sắc xanh trong toàn bộ thời gian giao dịch trước khi đóng cửa tại mức 1.441,54 điểm (+1%). Khối lượng khớp lệnh cải thiện nhẹ so với phiên gần nhất và tiệm cận bình quân 20 phiên. Đạt 214,6 triệu đơn vị cho thấy tâm lý lạc quan hơn của lực cầu. Qua đồ thị kỹ thuật, VN30-Index đang vận động trong một mẫu hình tam giác hình thành từ đầu tháng 7. Xu hướng tiếp theo của chỉ số sẽ được quyết định khi giá phá vỡ cạnh trên; hoặc cạnh dưới của mẫu hình tam giác.

SSI Research nhận định, chỉ số VN30 tăng 1,02% với khối lượng giao dịch tăng 18,1%. Cho thấy cầu ở nhóm cổ phiếu này đã tích cực hơn sau tín hiệu cân bằng ở các phiên trước. Sau khi vượt vùng kháng cự 1.431 trong phiên với khối lượng giao dịch tăng lên. Rủi ro điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.400 điểm trên chỉ số đã giảm bớt. Khả năng chỉ số VN30 sẽ còn tăng theo quán tính và thử thách vùng kháng cự 1.431 – 1.486 điểm trong các phiên tới.

>>> Xem thêm về chuyên mục chứng khoán phái sinh tại đây.

VN-Index đang trong xu thế tăng rất rõ nhưng thanh khoản ngày một giảm đi

VN-Index đang trong xu thế tăng rất rõ nhưng thanh khoản ngày một giảm đi
VN-Index tăng khá tuần qua nhưng thanh khoản giảm quá nhiều

VN-Index tăng khá tuần qua nhưng thanh khoản giảm quá nhiều là điều khiến không ít nhà đầu tư bối rối. Có nhiều nguyên nhân được các chuyên gia lý giải, đặc biệt điểm thú vị là có thể tính thời điểm cuối quý 2 khiến các dòng tiền được rút về. Theo ý kiến các chuyên gia mà VnEconomy tham khảo, những yếu tố phổ biến đều được đề cập tới. Đó có thể là quá trình tích lũy trong trạng thái thanh khoản thấp do nhu cầu mua bán giảm. Sự e ngại với các mã thanh khoản cao nhưng giá đã tăng quá mạnh. Nhà đầu tư cũng có thể ưu tiên quản trị rủi ro, bảo toàn thành quả; và chờ một nhịp điều chỉnh hoặc cơ hội rõ nét hơn.

Ngoài ra cũng có quan điểm về hiện tượng co rút dòng tiền mang tính thời điểm. Báo cáo tài chính quý 2 sẽ chốt sổ cuối tháng 7, do đó các công ty chứng khoán có xu hướng giảm cho vay. Đồng thời có thể chính các công ty niêm yết sử dụng tiền nhàn rỗi. Để đầu tư chứng khoán cũng rút về để tránh bị ghi nhận trên báo cáo tài chính. Tựu trung lại, việc suy giảm thanh khoản khá nhiều trong tuần qua không bị xem là yếu tố bất lợi. Trái lại, quan điểm tích cực nhìn nhận thị trường ít biến động mà thanh khoản thấp là điều hợp lý.