Margin hay còn gọi là giao dịch ký quỹ là một hình thức giao dịch rất có sức hấp dẫn lớn nhất đối với tất cả những trader. Dù là forex, tiền điện tử hay bất cứ một thị trường nào, nó đều là một miếng mồi ngon cho những người đã có kinh nghiệm trong thị trường chứng khoán nhiều năm. Còn với người mới thì việc giao dịch ký quỹ nó cũng giống như việc đánh bạc vậy. Margin ngoài việc chịu ảnh hưởng bởi các quản lý vốn tài chính, nó còn liên quan đến quản lý cảm xúc.
Khái niệm Margin
Đòn bẩy tài chính
Margin trong chứng khoán hay còn gọi là đòn bẩy tài chính. Đây là việc công ty chứng khoán cho bạn vay tiền để mua thêm chứng khoán. Giao dịch ký quỹ (Margin) trong chứng khoán hay còn gọi là đòn bẩy tài chính là dịch vụ vay tiền của công ty chứng khoán (CTCK) để đầu tư, thông qua việc thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo (TSĐB) của bạn.
Theo đó, tài sản đảm bảo được hiểu là toàn bộ tài sản có trong tài khoản chứng khoán của bạn bao gồm: tiền mặt, chứng khoán hiện có và/hoặc đang chờ về, cổ tức đang chờ về; quyền mua cổ phiếu và những tài sản khác được CTCK chấp nhận.
Tùy từng cổ phiếu và tùy theo chất lượng của cổ phiếu đó mà CTCK cho bạn vay nhiều hay ít. Những cổ phiếu có vốn hóa lớn (trong rổ chỉ số VN30) hoặc những cổ phiếu có tính thanh khoản cao (dễ mua, dễ bán) thường là những cổ phiếu mà các CTCK cho thế chấp với trị giá cao nhất. Các CTCK lớn thường cho vay ký quỹ với tỷ lệ khá cao, tối đa có thể lên gấp 3 số tiền bạn đang có (tỷ lệ 1:3 hoặc 3:7 tùy từng CTCK). Lãi suất vay margin (ký quỹ) rơi vào khoảng 0.038-0.04%/ số tiền vay/ 1 ngày. Và rơi vào khoảng 14%/ 1 năm.
Ví dụ về Margin
Nếu bạn đang có 100 triệu, bạn có thể vay Margin từ công ty chứng khoán thêm 100 triệu để đầu tư vào chứng khoán. Có nghĩa là bạn sẽ mua được thêm nhiều cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận (đồng thời rủi ro cũng tăng tương ứng).
Ví dụ: Bạn có 100 triệu có thể mua tối đa lên tới 300 triệu. Tuy nhiên khi giá cổ phiếu sụt giảm tới một mức nhất định (từ 7-10%) thì tỷ lệ nợ của bạn sẽ tăng lên đồng thời với việc bạn sẽ phải nộp thêm tiền vào hoặc bán ra một phần cổ phiếu để duy trì đúng tỷ lệ nợ đã cam kết. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu tăng lên sau khi bạn mua thì hôm sau tỷ lệ nợ của bạn sẽ giảm xuống và bạn có thể mua thêm được cổ phiếu (mua gấp thếp). Nếu muốn được giao dịch ký quỹ thì cần phải ký hợp đồng giao dịch ký quỹ với CTCK.
Có nên sử dụng Margin hay không?
Việc dùng margin cũng như sử dụng một con dao hai lưỡi, mà dao hai lưỡi thì chỉ nên dành cho những người thật sự kinh nghiệm. Vì vậy margin chỉ hiệu quả cho những nhà đầu tư lâu năm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Một cách vắn tắt thì:
- Chỉ nên sử dụng margin khi bạn là một người có kinh nghiệm lâu năm. Nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì không nên sử dụng.
- Chỉ sử dụng margin khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng. Thị trường ở giai đoạn lình xình cũng không nên sử dụng margin.
- Chỉ nên sử dung margin trong các giao dịch ngắn hạn. Nếu đầu tư lâu dài thì margin không phải một lựa chọn khôn ngoan.
- Chỉ nên dùng margin khi đầu tư vào các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt như Cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu Bluechip. Với các cổ phiếu có lợi nhuận quá thấp thì không nên dùng margin
Margin có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng khi cổ phiếu tăng giá. Nhưng cũng làm cho tài sản của họ “bốc hơi” một cách nhanh chóng khi cổ phiếu giảm giá. Do đó, nhà đầu tư khi lựa chọn công cụ này cần tính toán kỹ về thời điểm sử dụng. Cũng như phân tích chi tiết để lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng nhất. Luôn tham vấn đội ngũ môi giới, đặc biệt là những môi giới tại các CTCK lớn như SSI. Cũng là một cách để NĐT ra quyết định sử dụng margin ra sao.
Rủi ro của Margin
Miếng bánh ngon thì khó mà xơi các bạn ạ. Thoạt nhìn bạn thấy lợi nhận khủng, cũng cần đánh giá các rủi ro của nó. Tuy nhiên, nếu nó được quản lý theo kỷ luật thì bạn sẽ tránh được rủi ro nó gây ra. Vậy rủi rỏ gồm những gì?
Độ rủi ro tăng cao
Đây là nhược điểm rõ ràng nhất của margin. Để có thể kiểm soát một vị thế lớn hơn nhiều. So với thông thường có nghĩa là không chỉ lợi nhuận có thể lớn hơn mà còn cả khoản lỗ của bạn cũng tăng vọt. Đây là lý do tại sao bạn phải tuân thủ các quy tắc quản lý rủi ro. Và quản lý vốn rất nghiêm ngặt khi sử dụng ký quỹ.
Căng thẳng do không xử lý được cảm xúc
Một số nhà giao dịch không thể xử lý cảm xúc của việc mở một vị thế quá lớn. Bởi vì sự biến động trong lợi nhuận hoặc thua lỗ chưa thực hiện của họ là quá lớn. Điều này khiến họ đưa ra quyết định sai. Việc để cảm xúc xen ở giữa các quyết định giao dịch của bạn sẽ khiến bạn mất tiền trong dài hạn. Nếu bạn không thể xử lý biến động lớn của mình thì bạn nên bắt đầu với đòn bẩy nhỏ. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn.