Khám phá công trình Tecla – ngôi nhà 3D “in” từ đất sét

Kiến trúc sư người Ý Mario Cucinel từ lâu đã nổi tiếng là người đi đầu trong công nghệ in 3D. Cùng với công ty xây dựng ở Bologna, ông đã hợp tác với chuyên gia in 3D Wasp để tạo ra một nguyên mẫu nhà ở carbon thấp 3D bằng cách sử dụng vật liệu chính lấy từ đất sét từ lòng sông gần đó. Tòa nhà có tên là Tecla, là sự kết hợp linh hoạt giữa công nghệ và vật liệu địa phương. Dự án là công trình đầu tiên sử dụng hoàn toàn đất sét có nguồn gốc địa phương cho công nghệ in 3D, do đó mở ra bước tiếp theo trong lịch sử kiến ​​trúc. Hãy cùng ducatiny.com khám phá sự độc đáo của công trình kiến trúc này qua bài viết dưới đây nhé!

Tecla – ngôi nhà 3D đầu tiên được “in” đất sét

Bên ngoài ngôi nhà

Bên ngoài ngôi nhà
Bên ngoài ngôi nhà

Ngôi nhà được “in” ở thị trấn Massa Lombarda, cách Bologna 40 km. Ngôi nhà do văn phòng kiến trúc Mario Cucinella Architects và công ty in 3D WASP hợp tác thiết kế. Công trình rộng 60 mét vuông và cao 4,2 mét. Nó bao gồm hai khối hình mái vòm với lớp tường bên ngoài. Tất cả được làm từ 350 lớp đất sét in 3D xếp chồng lên nhau. Đất sét xây nhà lấy từ lòng sông gần đó, được in theo những đường mấp mô nhằm mục đích ổn định cấu trúc và cản nhiệt cho ngôi nhà.

Nguyên mẫu hình dáng của ngôi nhà được tạo ra bằng một máy in 3D, cụ thể là vật liệu đất sét được đùn qua một đường ống, qua quá trình xử lý in sẽ ra thành phẩm ngay tại chỗ. Hệ thống in 3D này có kết cấu 2 cánh đồng bộ, mỗi cánh có diện tích in lên đến 50 mét vuông và chúng có thể in các mô-đun cùng lúc.

Bên trong ngôi nhà

Không gian nhà chia làm phòng khách, bếp và phòng ngủ. Công trình gần như không có cửa sổ nhưng được bố trí giếng trời trên mái. Điều này sẽ cho phép ánh sáng đi vào nhà cả ngày. Căn nhà được hoàn thành trong 200 giờ, tiêu thụ 6 kilowatt điện. Và nó cũng đã giảm gần như hoàn toàn chất thải xây dựng. Theo công ty kiến trúc thì đây là nguyên mẫu nhà ở kết hợp các kỹ thuật xây dựng cổ xưa với công nghệ hiện đại đầu tiên với mục đích tạo ra kiểu nhà ở có thể tái chế, ít carbon, thích ứng với sự biến đổi khắc nghiệt của khí hậu.

Nội thất của ngôi nhà Tecla

Nội thất của ngôi nhà Tecla
Nội thất của ngôi nhà Tecla

Nội thất của Tecla cũng có tính thẩm mỹ hữu cơ tương tự như các bức tường. Cùng với đó vẫn là một vòm hình mũi mác kết nối các khu vực khác nhau. Một số đồ nội thất cũng được in từ đất sét địa phương. Điều này đã giúp chúng đồng bộ với kết cấu chung của không gian. Đồng thời chúng cũng có thể tái sử dụng và tái chế dễ dàng. Ngoài ra, hình dạng lớp vỏ bên ngoài của ngôi nhà có thể điều chỉnh. Nó đã được sửa đổi để phù hợp với các loại đất thô khác nhau. Tất cả đã giúp cho ngôi nhà thích ứng trong bối cảnh nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.

“Tecla là phương pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nhu cầu nhà ở bền vững và tình trạng khẩn cấp về nhà ở, nhất là trong bối cảnh thiên tai và di dân”, kiến trúc sư Mario Cucinella, sáng lập văn phòng Mario Cucinella Architects cho biết. Ông tiết lộ thêm lớp vỏ của căn nhà có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các loại đất thô và điều kiện khí hậu khác nhau. “Chúng tôi nghĩ rằng đây là sự khởi đầu của một câu chuyện mới”, Cucinella nói thêm.