Kiến trúc hiện đại và 5 công trình minh chứng cho sự tồn tại của nó

Tại sao mốc 1918 được coi là điểm khởi đầu của kiến trúc hiện đại? Nếu bạn truy cập trang web về kiến ​​trúc hiện đại bằng tiếng Anh thì bạn sẽ thấy rằng các học giả quốc tế đã chọn mốc năm 1918 làm điểm khởi đầu chính thức và mạnh mẽ cho nền kiến ​​trúc này. Những mầm mống đầu tiên của kiến trúc hiện đại đã xuất hiện ở Châu Âu và Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến năm 1914. Trong suốt quá trình phát triển đó thì chủ nghĩa hiện đại kiến ​​trúc đã để lại những ấn tượng sâu sắc qua các xu thế chung và các công trình kiến trúc cụ thể. Hãy cùng ducatiny.com tìm hiểu kỹ hơn về nền kiến trúc này và những công trình chứng minh cho sự tồn tại và phát triển của nó nhé!

Sơ lược về kiến trúc hiện đại

Những công trình tuyệt mĩ vốn đã có sức hút lớn đối với công chúng mến mộ. Và vẻ đẹp của các công trình này luôn khiến người ta nức lòng. Không chỉ vậy, nó còn là lý tưởng và tầm nhìn của người làm ra nó. Ngoài ra, nó còn có những câu chuyện về quá trình sáng tạo vượt khỏi sức tưởng tượng. Để tạo ra được không gian như vậy đòi hỏi người thiết kế phải có tầm nhìn hiếm thấy. Đồng thời cũng cần phải có một vị khách hàng phóng khoáng với một khoản ngân sách lớn. Các yếu tố đó sẽ tạo thành nguồn lực sáng tạo mạnh mẽ. Sau đó nó sẽ biến công trình mơ ước thành hiện thực.

Chỉ có một số ít kiến trúc sư hiện đại mới thiết kế ra được những khu phức hợp như vậy. Họ có thể biến một địa điểm thành nơi tôn vinh những đường nét gãy gọn, hình thái dứt khoát và những chất liệu thiên nhiên. Như đường tuyến tính dứt khoát trong công trình khuôn viên trường đại học của Alvar Aalto, niềm đam mê với vật liệu bê tông của Tadao Ando trong một công trình ở một đảo nhỏ của Nhật, chủ nghĩa “Thô Mộc” trong sự tri ân của một tòa phức hợp trung tâm London, các dạng hình học được đưa lên tầm cao mới trong các khu chợ hẻo lánh ở Tripoli của Oscar Niemeyer, và sự hài hòa giữa cấu trúc và không gian trong tòa nhà trọng điểm ở Chandigarh của Le Corbusier.

Các tên tuổi lớn của nền kiến trúc hiện đại

Nếu nói về người gây ấn tượng mạnh nhất đối với kiến trúc trong thời gian 100 năm qua, chắc chắn mỗi cá nhân sẽ có một lựa chọn cho riêng mình, từ KTS Gaudi ở những năm đầu thế kỷ 20 hay muộn hơn một chút là Wright hay Aalto những năm giữa thế kỷ 20. Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, chúng ta chứng kiến sự nở rộ của nhiều tài năng đặc biệt; chẳng hạn như Gehry, Foster, Koolhaas hay Zaha Hadid,… và nhiều tên tuổi khác.

Thật khó để chọn ra một ai trong số họ làm người nổi bật nhất. Nhưng có lẽ, phần đông trong chúng ta đồng ý rằng cái tên có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với kiến trúc trong 100 năm qua chính là Le Corbusier, người khởi xướng chủ nghĩa công năng, đưa ra triết lý “ngôi nhà là cái máy để ở”, hay 5 quan điểm về kiến trúc hiện đại, các nghiên cứu và thực hành về đô thị học hay kiến trúc, sáng lập viên nhóm CIAM,… Ông là nhà lý thuyết và là người thực hành triệt để nhất các tư tưởng của Chủ nghĩa hiện đại. Năm 2016, UNESCO đã công nhận 17 công trình di sản của ông là những đóng góp xuất sắc cho trào lưu hiện đại.

5 công trình là minh chứng rõ nét nhất cho kiến trúc hiện đại

Khu hội chợ triến lãm Quốc tế Rashid Karami ở Tripoli

Khu hội chợ triến lãm Quốc tế Rashid Karami ở Tripoli
Khu hội chợ triến lãm Quốc tế Rashid Karami ở Tripoli

Năm 1963, Oscar Niemeyer được chính phủ Li-băng giao trọng trách thiết kế khu hội chợ triển lãm quốc tế Rashid Karami ở Tripoli. Tuy nhiên công trình bị buộc tạm ngưng vĩnh viễn vào năm 1975. Bởi vì đã có cuộc nội chiến tại đây nổ ra.

Nơi đây có 15 cấu trúc khác nhau, mỗi cấu trúc có hình dạng riêng biệt tinh tế. Thế nhưng, chúng đều rơi vào tình trạng hỏng hóc. Chúng bao gồm các hình dạng khác nhau như hình vòm dạng parabol, mái vòm, hình nón. Cùng với đó là một bảo tàng lấy cảm hứng từ tàu vũ trụ. Ngày nay, công trình này đã trở thành tàn tích của quá khứ. Không chỉ vậy, nó còn là kiệt tác của chủ nghĩa hiện đại. Tác phẩm này được quảng bá là một trong những điểm du lịch của thành phố. Thế nhưng, nó lại đúng nghĩa là bị bỏ hoang.

Toà thủ phủ Chandigarh ở Ấn Độ

Đây là di sản thế giới được UNESCO công nhận năm 2016. Tòa thủ phủ Chandigarh của Le Corbusier này là trung tâm chính trị của Ấn Độ. Khu vực này bao gồm ba tòa nhà: Cung điện hội trường với mái vòm đặc trưng phía trên lối vào, Tòa Thư ký và Cung điện Công lý.

Các khu tượng đài cùng với khu vực hồ điểm thành những nơi quan trọng trong bản thiết kế của công trình. Trong đó, nổi bật nhất là tượng đài Bàn Tay Mở Rộng tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng. Khung cảnh nơi đây và cả thành phố mà nó đang tọa lạc đều do Le Corbusier thiết kế. Ông đã đảm nhận thiết kế từ lời mời của vị thủ tướng đầu tiên của nước này năm 1950. Mang sứ mệnh đem tới bước chuyển mình mới cho Ấn Độ, thành phố Chandigarh và tòa thủ phủ nơi đây mang các yếu tố của “chủ nghĩa Thô Mộc”, khiến nhiều khách thăm quan nào cũng bị quyến rũ bởi hình ảnh tương phản của thành phố trên nền chân đồi Himalayan.

Barbican Estate là biểu tượng của kiến trúc hiện đại ở Anh

Barbican Estate là một khu phức hợp được thiết kế vào những năm 1950. Nó được thiết kế bởi các kiến trúc sư Chamberlin, Powell và Bon. Đây cũng là một ví dụ điển hình của kiểu kiến trúc “Thô Mộc”. Nằm trên một địa điểm đặt bom thời Thế chiến II ở London, nó bao gồm ba tòa tháp căn hộ được gọi là Cromwell, Shakespeare và Lauderdale, cũng như 13 tòa nhà bảy tầng dành cho dân cư. Tất cả được phân bố xung quanh một khu quảng trường nhiều bãi cỏ và một khoảng hồ. Thế nhưng, nó không mở cửa cho xe cộ.

Mảnh đất được thiết kế để tạo ra một cộng đồng của riêng; bao gồm các trường học, thư viện, bảo tàng; và một địa điểm nghệ thuật được gọi là Trung tâm Barbican. Tuy được mở ra từ 1986 nhưng đến nay, khu phức hợp này vẫn giữ được năng lượng. Và nó đã sống với những căn hộ sốt giá của mình. Có một bộ phận phản đối chủ nghĩa Thô Mộc lên tiếng chỉ trích nặng nề khu vực này. Thế nhưng nó vẫn là ví dụ tiêu biểu cho hình tượng “thành phố có sức sống mạnh mẽ nhất”.

Trường đại học Jyväskylä ở Phần Lan

Trường đại học Jyväskylä ở Phần Lan
Trường đại học Jyväskylä ở Phần Lan

Từ đầu những năm 1950 đến những năm 1970, kiến trúc sư Alvar Aalto đã lên kế hoạch cho một khu phức hợp của trường Đại học Jyväskylä, Phần Lan sử dụng gạch, gỗ và thủy tinh. Mỗi tòa được thiết kế,phân bố hài hòa với cảnh quan xung quanh. Aalto được chính thức trao quyền tạo diện mạo mới cho khuôn viên trường sau khi chiến thắng trong một cuộc thi vào năm 1951. Ông đã phác thảo công trình theo phong cách kiến trúc acropolis ở Hy Lạp cổ đại. Ông lấy cảm hứng từ niềm tự hào của người dân nơi đây về thị trấn – Athens của phía Bắc.

Qua thử thách thời gian, công trình là sản phẩm đỉnh cao của chủ nghĩa hiện đại. Nó được cấu thành từ lối thẩm mỹ tối giản tài tình. Nó cũng mang nét đặc trưng của nhà kiến trúc sư từ đường nét sắc xảo, dứt khoát của gạch. Ốc đảo mang chủ nghĩa hiện đại này bao gồm các chức năng như tòa nhà ở, nhà ăn, lớp học, trung tâm thể dục thể thao và thư viện.

Công trình Benesse Naoshima ở Nhật Bản

Công trình này là các cấu trúc hình học mềm mại của nhà kiến trúc sư hiện đại Tadao Ando. Nó đã đem đến một diện mạo mới trên nền cảnh quan thô ráp và gồ ghề của Naoshima. Nó tọa lạc sâu trong đất liền tại vùng biển Seto của Nhật Bản. Hòn đảo nhỏ này là một thánh địa cho những ai đang tìm kiếm trải nghiệm môi trường siêu thực được kiến tạo bởi nhà sáng lập và bảo hộ Soichiro Fukutake. Nơi đây được bổ sung bởi các cơ sở như các tác phẩm điêu khắc của Yayoi Kusama và dự án Nhà Nghệ Thuật là những ngôi nhà thị trấn trống rỗng. Tất cả đều được các nghệ sỹ khác nhau chuyển thành các tác phẩm nghệ thuật đứng.

Điểm đến của những người yêu thích nghệ thuật này bắt đầu vào năm 1987 khi một công ty xuất bản bây giờ được gọi là Công ty CP Benesse đã ủy thác cho Ando để phát triển các dự án cá nhân ở phần phía nam của hòn đảo này. Kể từ đó, Ando đã dùng sự kết hợp giữa bê tông, kính và mô đun. Ông muốn tạo ra bốn viện bảo tàng; bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật Chichu dưới lòng đất, Bảo tàng Nhà Benesse với khách sạn lân cận, Bảo tàng Lee Ufan trưng bày riêng công trình của nghệ sĩ họ Lee và Bảo tàng ANDO với tên gọi để tri ân nhà kiến trúc sư từng đoạt giải Priztker này.