Nếu không còn là đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động vẫn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Phần tham gia phía sau này sẽ được cộng dồn với thời gian trước đó khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chỉ được chi trả chế độ hưu trí và tử tuất. Bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ nối với bảo hiểm xã hội bắt buộc giúp người lao động giải quyết hai chế độ này. Nhưng chế độ thai sản, tai nạn lao động, ốm đau thì bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không chi trả. Chi tiết hơn về chuyển bảo hiểm từ bắt buộc sang tự nguyện, các bạn tham khảo qua bài viết của ducatiny.com.
Thế nào là bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện?
Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Là Gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một loại hình BHXH. Khái niệm BHXH bắt buộc được quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức. Mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động. Bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tuổi tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức. Mà người tham gia được lựa chọn mức đóng. Phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BHXH. Người tham gia có thể mua BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện. Nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú).
Chế độ khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau. Thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất
Lưu ý quan trọng khi chuyển từ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sang tự nguyện

Theo, khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định. Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi. Người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục. Thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 201. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Từ các quy định trên, khi người lao động chuyển từ. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sang tự nguyện. Thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vẫn được tính vào tổng quá trình đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ chi trả cho hai chế độ hưu trí và tử tuất. Do vậy, bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được cộng nối với bảo hiểm xã hội bắt buộc để giải quyết hai chế độ này. Còn những chế độ về thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì bảo hiểm xã hội tự nguyện không chi trả.