Việt Nam quyết tâm cải thiện mức tín nhiệm quốc gia trong 10 năm tới

Kể từ khi đại dịch covid 19 bùng phát trên toàn thế giới, tính đến hiện tại Việt Nam là một trong số quốc gia duy nhất trên thế giới được nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ triển vọng lên tích cực. Tuy nhiên sau thời kỳ hậu covid 19 sự cạnh tranh này sẽ càng trở nên gay gắt hơn. Chính vì thế mà cục trưởng cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại, bộ tài chính cho rằng trong thời gian tới Việt Nam cần nổ lực hơn nữa để cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

Việt Nam nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia có ý nghĩa hết sức tích cực

Chiều ngày 01/9 vừa qua, Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính phối hợp với ngân hàng Standard Chartered tổ chức hội thảo trực tuyến. Để tham vấn các chuyên gia quốc tế trong quá trình hoàn thiện Đề án “Đánh giá kết quả công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia giai đoạn 2013-2020. Và đề xuất định hướng cho giai đoạn 2021-2030”.

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đánh giá. Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Và sẽ dần phụ thuộc nhiều hơn vào vay thương mại. Việc nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia là thông điệp có ý nghĩa hết sức tích cực.

Một mặt, sẽ góp phần nâng cao uy tín của quốc gia. Mặt khác, gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư quốc tế. Cả nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Với việc nâng bậc tín nhiệm, chi phí huy động vốn nước ngoài của cả Chính phủ và doanh nghiệp sẽ giảm xuống.

Việt Nam đề cao tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia

3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nhất trên thế giới gồm Moody’s, S&P và Fitch
3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nhất trên thế giới gồm Moody’s, S&P và Fitch

Để nâng cao vị thế quốc gia trong thập kỷ vừa qua. Việt Nam ngày càng quan tâm, đề cao tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Và sự cần thiết của việc cải thiện kết quả hệ số tín nhiệm quốc gia.

Để tạo điều kiện cho Chính phủ cũng như các thành phần kinh tế tư nhân tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Việt Nam đã ký kết thỏa thuận với 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nhất trên thế giới gồm Moody’s, S&P và Fitch. Từ năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án nâng cao định mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Đồng thời, ban hành Quyết định về việc cung cấp thông tin. Và phối hợp thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Cùng với việc nâng cao chất lượng quan hệ hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Những thành tựu kinh tế – xã hội nước ta đạt được trong một vài năm gần đây cũng được ghi nhận. Các biện pháp tăng thu tiết kiệm chi đã góp phần giảm bội chi.

Bên cạnh đó, các giải pháp tái cơ cấu nợ, quản lý nợ theo hướng bền vững đã góp phần tạo dư địa cho các chính sách tài khóa, hỗ trợ ứng phó với các rủi ro như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh… Việc thực hiện hiệu quả nghiệp vụ quản lý nợ chủ động cũng được các tổ chức xếp hạng đánh giá cao. Góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia, đặc biệt kể từ năm 2014 đến nay.

S&P Global Ratings nâng triển vọng của Việt Nam lên tích cực

Tháng 6 vừa qua, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được nâng mức xếp hạng tín nhiệm từ triển vọng lên tích cực kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay. Đây là đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới như S&P, Fitch, Moody’s. Dựa trên những chỉ báo kinh tế tích cực trong các tháng đầu năm. Cũng như sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của Việt Nam trong ứng phó với dịch bệnh.

S&P Global Ratings nâng triển vọng của Việt Nam lên tích cực
S&P Global Ratings nâng triển vọng của Việt Nam lên tích cực

Trên thế giới, bất ổn từ đại dịch kéo theo bất ổn xã hội, suy thoái kinh tế ở hầu hết các nước. Trong năm 2020, đã có 124 lượt hạ bậc. Và 133 lượt hạ triển vọng trên toàn thế giới.

Việt Nam nỗ lực cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia trong thời gian tới

Bộ tài chính tái khẳng định quan điểm của Chính phủ là: Giai đoạn 10 năm tới đây. Mặc dù khó khăn, thách thức là không nhỏ. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô. Duy trì tăng trưởng ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thể chế. Song song với nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 để tiếp tục tạo nền tảng vững chắc. Thực hiện các mục tiêu trung, dài hạn của đất nước và nâng cao vị thế tín nhiệm quốc gia.

Trong thời gian tới, bộ tài chính khẳng định sẽ cùng các cơ quan Chính phủ tiếp tục tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Cũng như tổ chức quốc tế khác. Để truyền tải thông điệp về quyết tâm, nỗ lực phát triển kinh tế, ổn định xã hội và cải thiện hồ sơ tín dụng của Việt Nam.