Đường xu hướng là gì? Vai trò của đường xu hướng trong giao dịch

Trên thị trường chứng khoán, các nhà phân tích kỹ thuật cũng như các nhà giao dịch thường quan tâm đến chiều hướng của đường xu hướng, bởi chúng giúp mô tả các điều kiện trên thị trường đang hoạt động, để làm sao có lợi cho vị thế của nhà giao dịch. Trong bài viết này, ducatiny.com sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm đường xu hướng cũng như những ý nghĩa, vai trò của đường xu hướng trong giao dịch thị trường chứng khoán. Từ đó giúp các nhà đầu tư tăng các cơ hội giao dịch thành công trong tương lai. 

Nếu bạn là một nhà giao dịch đi theo xu hướng giao dịch mới và sử dụng những công cụ khi thực hiện phân tích kỹ thuật,  thì bắt buộc bạn cần biết những ý nghĩa của chúng để có các giao dịch chứng khoán hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu thông tin bổ ích dưới đây nhé!

Khái niệm về đường xu hướng

Xu hướng, đường xu hướng, kênh là những điều căn bản cần phải biết trong phân tích kỹ thuật. Một xu hướng hay kênh giá vẫn coi là duy trì cho đến khi biểu đồ giá phát ra tín hiệu đảo chiều. Đường xu hướng là đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy để diễn tả hướng đi hiện tại của giá. Chúng được sử dụng như một công cụ để xác định xu hướng thị trường và giúp các trader đưa ra quyết định giao dịch chính xác.

đường xu hướng
Đường xu hướng giúp các trader đưa ra quyết định giao dịch chính xác và nhanh chóng
  • Xu hướng tăng được xác nhận khi đỉnh giá sau cao hơn các đỉnh giá cũ và đáy mới cáo hơn đáy cũ. Đường xu hướng sẽ nối các đáy lại với nhau tạo thành các chuỗi tăng.
  • Xu hướng giảm được xác nhận bởi các đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ và các đáy mới thấp hơn các đáy cũ. Đường trendline sẽ nối các đỉnh lại với nhau thành đường xu hướng giảm.
  • Xu hướng đi ngang là khi tỷ giá giao động trong một kênh ngang, các đỉnh và đáy thường bằng nhau. Bị hạn chế trong một kênh hẹp.

Đường xu hướng tăng và đường xu hướng giảm

Đường xu hướng có 2 chiều, đó là xu hướng tăng và xu hướng giảm. Nhà giao dịch có thể kiểm tra tín hiệu mua dựa vào Trend Lines tăng. Tuy nhiên, khi đường này bị gãy thì sẽ cho tín hiệu bán. Đối với đường xu hướng giảm (Downtrend): Nối dọc các đỉnh của 2 vùng kháng cự sẽ tạo thành đường này. Và tương tự, nếu nối càng nhiều điểm thì sự chính xác càng cao.

Những lưu ý khi vẽ Trendlines: Để tăng độ chính xác cần nối ít nhất 2 đỉnh và đáy. Đường Trend Lines càng thấp thì độ tin cậy càng nhỏ, khả năng bị phá vỡ sẽ càng lớn. Khi vẽ sai đường Trend Lines sẽ dẫn đến phán đoán sai hướng đi của thị trường.

Ý nghĩa của đường xu hướng phân tích kỹ thuật

Giúp tăng xác suất giao dịch thành công

Hiểu được hướng đi của đường xu hướng là một trong những cách cơ bản nhất. Để tăng xác suất giao dịch thành công. Vì nó đảm bảo rằng các yếu tố thị trường cơ bản đang hoạt động theo hướng có lợi cho bạn. Vậy, ý nghĩa của chúng là gì và các nhà đầu tư có thể có được thông tin gì ?

đường xu hướng tăng
Đường xu hướng tăng thể hiện xác suất của giao dịch thành công

Các đường xu hướng dốc xuống cho thấy rằng có một lượng dư cung đối với tài sản giao dịch. Những người tham gia thị trường sẵn sàng bán chứng khoán hơn là mua. Như bạn có thể thấy khi có một đường xu hướng dốc xuống (đường chấm đen), bạn nên hạn chế vị thế mua vì thị trường khó có thể đạt được mức tăng cao hơn khi xu hướng dài hạn tổng thể đang đi xuống. Ngược lại, đường có xu hướng tăng là tín hiệu cho thấy cầu lớn hơn cung, giá có khả năng tiếp tục đi lên.

Có thể nghiên cứu những xu hướng hành động giá

Đường xu hướng là một trong những công cụ quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật. Thay vì xem xét hiệu quả hoạt động trong quá khứ hay các yếu tố cơ bản khác. Thì người phân tích kỹ thuật có thể nghiên cứu những xu hướng hành động giá. Từ đó giúp trader theo phong cách Price Action xác định được hướng di chuyển hiện tại của giá thị trường. Họ tin rằng “trend is your friend” (xu hướng là người bạn) và việc xác định được xu hướng là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện một giao dịch thành công. Sau khi xác định được xu hướng của thị trường. Các trader có thể dễ dàng thiết lập các điểm vào lệnh và chốt lời.

Một số ứng dụng cơ bản

Dự đoán hỗ trợ và kháng cự

Đường xu hướng là một công cụ tương đối đơn giản được sử dụng. Để đánh giá hướng đi tổng thể của một tài sản nhất định. Nhưng quan trọng hơn, chúng cũng có thể được các nhà giao dịch sử dụng. Để giúp dự đoán các khu vực hỗ trợ và kháng cự. Thông tin này có thể rất hữu ích cho các nhà giao dịch đang tìm kiếm các mức nhập chiến lược. Hoặc được sử dụng để quản lý rủi ro hiệu quả, bằng cách xác định các khu vực để đặt lệnh cắt lỗ.

Dự đoán hỗ trợ và kháng cự
Đường xu hướng giúp các nhà đầu tư có thể dự đoán các khu vực hỗ trợ và kháng cự

Các nhà giao dịch kỹ thuật đặc biệt chú ý đến vùng giá tiếp cận đường xu hướng. Bởi những khu vực này thường đóng vai trò chính trong việc xác định hướng ngắn hạn của giá. Khi giá gần đến mức hỗ trợ / kháng cự chính. Có hai kịch bản khác nhau có thể xảy ra: Giá sẽ chạm và tiếp tục theo hướng của xu hướng trước đó. Hoặc sẽ di chuyển qua, một dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại đang đảo ngược hoặc suy yếu.

Các dạng kênh tăng giá

Kênh giá được cấu thành từ đường xu hướng và một đường thẳng song song với nó vẽ từ một đỉnh (trong trường hợp tăng giá) hay từ một đáy (trong trường hợp giảm giá). 2 đường đó được vẽ song song với nhau, cùng hướng. Ở giữa kênh là các nến với các biến động giá khác nhau.

Có 3 dạng kênh giá:

  • Kênh giá tăng (Up Channel): giá sẽ tăng và chạy trong kênh giá
  • Kênh giá giá giảm (Down Channel): giả giảm trong kênh
  • Kênh giá ngang (Sideway Channel): giá di chuyển đi ngang trong kênh

Trong một kênh xu hướng, đường giá sẽ đi dọc theo kênh. Và khi đường giá chạm vào các đường kênh dưới sẽ là mức hỗ trợ. Và trạm đường kênh trên sẽ là mức kháng cự. Trường hợp giá phá vỡ kênh xu hướng có thể là tín hiệu đảo chiều xu hướng. Hoặc tiếp tục tăng hoặc giảm một cách mãnh liệt hơn. Nhà đầu tư cần quan sát thêm nhiều chu kỳ nến của đường giá để xác định một cách chính xác nhất. Các điểm sau quá trình phá vỡ cũng là thời điểm nhà đầu tư. Có thể xem xét đặt lệnh mua bán cổ phiếu.

Lời kết

Các trader muốn tìm cách đảm bảo xu hướng đang theo hướng có lợi cho vị thế giao dịch của họ thường rất chuộng đường xu hướng. Chúng còn được sử dụng hiệu quả để đánh giá các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự tiềm năng. Giúp xác định khả năng xu hướng sẽ tiếp tục. Chiến lược này có thể dùng cho bất kỳ ai sẵn sàng dành thời gian để tìm hiểu cách vẽ cơ bản. Và kết hợp nó vào chiến lược giao dịch của mình. Mặc dù nhiều nhà giao dịch tranh cãi về việc sử dụng giá nào khi tạo ra. Hãy nhớ rằng sức mạnh của công cụ này sẽ củng cố khi giá liên tục chạm mức hỗ trợ/kháng cự.