Thị trường phái sinh đang ở trạng thái đi ngang, giằng co vẫn được duy trì

Sau một thời gian giao dịch tăng trưởng mạnh, thị trường chứng khoán phái sinh tháng 8 trở nên trầm lắng hơn so với tháng trước. Hợp đồng tương lai và chỉ số cơ bản vẫn giữ được sắc xanh nhưng dao động và giằng co mạnh. Thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh tiếp tục giảm và duy trì ở mức thấp do tâm lý nhà đầu tư thận trọng. Trên thị trường phái sinh tuần qua, các hợp đồng tương lai vẫn giữ được sắc xanh vào cuối phiên, nhưng mức tăng rất khiêm tốn, trừ kỳ hạn dài hơn.

Thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 8

Theo số liệu từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 có khối lượng giao dịch bình quân đạt 254.810 hợp đồng/phiên, giảm 10,92% so với tháng 7. Tuy nhiên, tháng 8 vẫn là tháng có khối lượng giao dịch bình quân cao thứ 2 tính từ đầu năm nay. Trong tháng 8, phiên giao dịch có khối lượng giao dịch cao nhất đạt 356.879 hợp đồng vào ngày 23/8/2021. Khối lượng hợp đồng mở (OI) tại phiên giao dịch cuối tháng 8 đạt 30.250 hợp đồng, giảm 30,24% so với tháng trước.

Thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 8
Trong tháng 8 tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư tăng xấp xỉ 2%

Phiên giao dịch có khối lượng mở OI cao nhất trong tháng đạt 46.123 hợp đồng vào ngày 3/8/2021. Về giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (TPCP), trong tháng 8/2021, hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm; có tổng khối lượng giao dịch đạt 49 hợp đồng. Tổng khối lượng mở của HĐTL TPCP tại thời điểm 31/8/2021 là 100 hợp đồng. Về cơ cấu nhà đầu tư tham gia giao dịch, trong tháng 8 tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư là tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh) tăng xấp xỉ 2% so với tháng trước. Đạt 21,97% khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Hợp đồng tương lai vẫn giữ được sắc xanh

Trên thị trường phái sinh phiên cuối tuần qua, các hợp đồng tương lai vẫn giữ được sắc xanh cuối phiên. Nhưng lực tăng khá khiêm tốn, trừ kỳ hạn dài nhất. Đây cũng là diễn biến của thị trường cơ sở; khi mức tăng của chỉ số VN30 không lớn, chỉ +1,05 điểm. Còn các hợp đồng tương lai tăng từ +1,1 điểm đến +10,9 điểm. Rung lắc mạnh là diễn biến chính của hợp đồng tháng hiện tại VN30F2109. Trước khi hợp đồng đóng cửa tăng nhẹ +1,1 điểm,; đạt 1.447,1 điểm.

Tăng giá cũng là trạng thái tại các hợp đồng còn lại đi cùng với khoảng cách chênh lệch âm duy trì tại cả 4 hợp đồng. Bên độ từ -3,6 điểm đến -1,2 điểm. Thanh khoản thị trường phái sinh tiếp tục giảm và duy trì ở mức thấp. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chỉ đạt 148.840 hợp đồng. Riêng hợp đồng tháng 9 là 148.017 hợp đồng. Đây là mức thấp khi so sánh với bình quân trong vòng 1 tháng trở lại đây.

>>>> Xem thêm về chứng khoán phái sinh tại đây.

Chỉ số VN30 nối dài trạng thái đi ngang

Chỉ số VN30 nối dài trạng thái đi ngang
Chỉ số VN30 nối dài trạng thái đi ngang và đồ thị giá có trạng thái hướng lên

Theo các chuyên gia của SSI Research. Không có nhiều thay đổi đối với chiến lược giao dịch trên thị trường phái sinh khi trạng thái đi ngang; giằng co vẫn được duy trì. Bên Long và bên Short nhìn chung đều sẽ có cơ hội; với chiến lược giao dịch trong ngày kết hợp với các ngưỡng dừng lỗ hợp lý. Để trả lời câu hỏi nên tăng vị thế theo chiều Long hay Short trong thời gian tới. Các nhà giao dịch cần chờ đợi phiên xác nhận xu hướng của VN30. Sau khi quá trình đi ngang tích lũy kết thúc. Trên đồ thị 5 phút của VN30F2109, kháng cự gần của hợp đồng là khu vực 1.452 điểm. Còn hỗ trợ gần là 1.443 – 1.445 điểm.

Trên thị trường cơ sở, chỉ số VN30 nối dài trạng thái đi ngang; và đồ thị giá có trạng thái hướng lên trong 2 tuần qua. Chỉ số kết thúc phiên cuối tuần tại mức 1.448,3 điểm (+0,07%). Trên đồ thị kỹ thuật, chỉ số hình thành nến đỏ thân ngắn đi cùng với khối lượng khớp lệnh duy trì ở mức thấp so với bình quân 20 phiên. Chỉ số VN30 cũng thoái lui khi tiến lên thử thách vùng kháng cự 1.450 – 1.486 điểm với mức tăng điểm nhẹ 0,07% cùng khối lượng giao dịch giảm khi đóng cửa. Tín hiệu suy yếu có thể khiến cung gia tăng trở lại trong các phiên tới với vùng hỗ trợ gần 1.431 – 1.400 điểm.