TPB, MWG và PVS là những cổ phiếu cần quan tâm ngày 1/9

Các công ty chứng khoán đã đưa ra báo cáo và phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên ngày 1/9. Theo đó, CTCK MB (MBS) đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Tiên Phong có sự tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm vì thế khuyến nghị nhà đầu tư mua cổ phiếu TPB với giá mục tiêu 42.700 đồng/CP. Trong khi đó, CTCK Bảo Việt (BVSC) đưa ra đánh giá tích cực dành cho MWG với mức giá mục tiêu vào cuối 2022 là 135.700 đồng/CP và CTCK BIDV (BSC) khuyến nghị nhà đầu tư nên chốt lãi khi cổ phiếu PVS tiếp cận ngưỡng 32.0.

CTCK MB (MBS) khuyến nghị mua cổ phiếu TPB với giá mục tiêu 42.700 đồng/CP

Tại mức giá 33.800 đồng/CP, chúng tôi khuyến nghị mua với cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Với giá mục tiêu là 42.700 đồng/CP theo phương pháp kết hợp RI và P/B.

Hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 của ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh

Hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 có sự tăng trưởng mạnh. Lợi nhuận trước thuế quý 2 năm 2021 đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Tăng gần 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.000 nghìn tỷ đồng (tăng 47,8% so với cùng kỳ). Đạt 52% trong kế hoạch năm 2021 do TPB đề ra.

Hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 của ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh
Hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 của ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh

Trong đó, thu nhập lãi thuần của 6 tháng đầu năm 2021 tăng 20% so với 6 tháng đầu năm 2022. Chủ yếu nhờ có sự tăng trưởng trong thu nhập lãi cho vay khách hàng. Tuy nhiên tỉ lệ thu nhập lãi từ tiền gửi có sự sụt giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2020.

NIM quý II/2021 của TPBank tăng lên mức 4,4%. Chủ yếu do chi phí huy động thấp ở mức 3,8%. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2017 đến nay của ngân hàng. Các mảng kinh doanh ngoài lãi cũng tăng trưởng lành mạnh. OPEX tiếp tục được tối ưu hóa và CIR được khống chế ở mức 36%.

Chất lượng tài sản của TPBank cải thiện mạnh mẽ

Chất lượng tài sản cải thiện mạnh mẽ. Cụ thể, nợ xấu (NPL) từ Nhóm 3-5 giảm từ 1,19% xuống 1,15%. Nợ nhóm 2 giảm mạnh 10,7% so với quý 1, còn 1.938 tỷ đồng. TPB tích cực xóa 400,5 tỷ nợ xấu trong kỳ. Nâng tổng mức xóa nợ xấu 6 tháng đầu năm lên 710,1 tỷ.

Chi phí dự phòng quý II/2021 tăng 38,6% so với cùng kỳ lên 612,2 tỷ. Nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR lên mức cao mới 144,8%; so với mức 134% của quý I. Bên cạnh đó, TPB còn cắt giảm tỷ trọng các phân khúc có rủi ro cao như vay mua ô tô và thẻ tín dụng. Nhằm hạn chế các khả năng hình thành nợ xấu.

Rủi ro: khả năng giải ngân nguồn vốn cho vay trong 6 tháng cuối năm do dịch COVID-19 và giãn cách kéo dài. TPB sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành các thủ tục, giấy tờ pháp lý để giải ngân nguồn vốn cho vay mới. Điều này, có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm của TPB.

CTCK Bảo Việt (BVSC) khuyến nghị tích cực dành cho MWG với giá mục tiêu 135.700 đồng/CP

CTCK Bảo Việt (BVSC) khuyến nghị tích cực dành cho MWG với giá mục tiêu 135.700 đồng/CP
CTCK Bảo Việt (BVSC) khuyến nghị tích cực dành cho MWG với giá mục tiêu 135.700 đồng/CP

Với dự báo kém khả quan của kết quả kinh doanh ngắn hạn (quý III/2021) do diễn biến dịch gần đây, giá cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động có thể sẽ gặp áp lực điều chỉnh và là cơ hội thích hợp cho các nhà đầu tư tích lũy cho mục tiêu nắm giữ 6-12 tháng.

BVSC vẫn duy trì đánh giá tích cực với triển vọng dài hạn của ngành bán lẻ Việt Nam. Bên cạnh các lợi thế cốt lõi về vị thế và sự am hiểu của Công ty trong phát triển và vận hành các chuỗi bán lẻ cho tới nay.

Do đó, chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá mục tiêu vào cuối 2022 là 135.700 đồng/CP. Dựa trên phương pháp so sánh; tương đương mức P/E dự phóng 2022 toàn Công ty là 16,7x.

Rủi ro cần theo dõi: (1) diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tiếp diễn trên Toàn cầu cũng như tại Việt Nam với sự xuất hiện của các biến chủng mới; và (2) áp lực cạnh tranh gay gắt hơn dự kiến từ các công ty thương mại điện tự có vốn đầu tư nước ngoài.

CTCK BIDV (BSC) khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu PVS tiếp cận ngưỡng 32.0

Cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam đang hình thành xu hướng hồi phục từ ngưỡng đáy 24.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá cổ phiếu.

Đồng thời, đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và MA50; báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 25.9. Chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 32.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 24.5.